Đầu tiên của thiết kế các
chương trình đào tạo theo năng lực là cần phải xác định các tiêu chuẩn năng lực
đầu ra từ các đòi hỏi của hoạt động nghề nghiệp. Khi thiết kế chương trình, người
ta phải dựa vào tiêu chuẩn nghề và các kết quả phân tích nghề.
Cấu trúc Khung trình độ
quốc gia Việt Nam
- Bậc trình
độ:
Bao gồm 8 bậc: Bậc 1 - Sơ cấp I; Bậc 2 - Sơ cấp II, Bậc 3 - Sơ cấp III, Bậc 4 -
Trung cấp; Bậc 5 - Cao đẳng; Bậc 6 - Đại học; Bậc 7 - Thạc sĩ; Bậc 8 - Tiến sĩ.
- Chuẩn đầu
ra bao gồm: Kiến thức thực tế và kiến thức lý thuyết;
Kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp, ứng xử; Mức
độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng để thực
hiện các nhiệm vụ chuyên môn.
Khung Trình độ Kỹ năng nghề Quốc gia không nhằm mục đích quy định các bậc trình độ chung trong hệ thống giáo dục mà tập trung nhiều hơn vào các kỹ năng rất cụ thể liên quan đến công việc của nghề nghiệp. Chức năng của KTĐKNNQG là phân loại các bậc trình độ kỹ năng nghề theo các bậc từ bậc 1 đến bậc 5 theo các tiêu chí sau: Tính chất, mức độ của công việc phải thực hiện và phạm vi, tình huống thực hiện công việc; Mức độ linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện công việc; Mức độ phối hợp và trách nhiệm trong thực hiện các công việc. Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia là khung phân loại các bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 1 đến bậc 5 dựa trên sự mô tả theo các tiêu chí về: tính chất, mức độ của công việc phải thực hiện và phạm vi, tình huống thực hiện công việc; mức độ linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện công việc; sự phối hợp và trách nhiệm trong thực hiện các công việc.
Từ năm 2017, thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được phép chủ động xây dựng chương trình đào tạo cho cơ sở mình dựa trên quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam (chuẩn kỹ năng nghề) nhằm đảm bảo giáo dục nghề nghiệp chuyển mạnh đào tạo theo hướng chuyển từ "cung" sang "cầu", gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, tạo việc làm và việc làm bền vững. Các trường cũng được phép tùy chọn phương thức tổ chức đào tạo theo hướng mở, linh hoạt phù hợp với điều kiện và năng lực của cơ sở mình.
Vui lòng xem Video Clip tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=4KEHmq-_LRI&t=2s
Nhận xét
Đăng nhận xét