Chuyển đến nội dung chính

PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP THEO DỰ ÁN

Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học hay phương pháp dạy học phức hợp, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành để tạo ra các sản phẩm cụ thể giúp người có cơ hội rèn luyện cách thức từ hình thành ý tưởng đến thiết kế, thực hiện và vận hành thử nghiệm sản phẩm. Tổ chức dạy học theo dự án nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, chịu trách nhiệm, gắn lý thuyết với thực hành, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề phức hợp, phát triển năng lực sáng tạo, hợp tác và năng lực đánh giá của người học. Dự án học tập được phân loại như sau:

- Phân loại theo chuyên môn: dự án trong một môn học, dự án liên môn, dự án ngoài chuyên môn.

- Phân loại theo sự tham gia của người học: dự án cá nhân, dự án nhóm.

- Phân loại theo quỹ thời gian: dự án nhỏ (từ 2 đến 6 giờ học), dự án trung bình (1 tuần), dự án lớn (1 tuần trở lên).

- Phân loại theo nhiệm vụ: dự án tìm hiểu, dự án nghiên cứu, dự án thực hành, dự án hỗn hợp. Dạy học theo dự án được tiến hành theo 3 giai đoạn chính gồm:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị

• Xác định đối tượng tiến hành dự án.

• Xác định mục tiêu học tập.

• Xây dựng ý tưởng dự án.

• Xây dựng bộ câu hỏi định hướng của dự án.

• Xây dựng lịch trình đánh giá.

• Xây dựng kế hoạch triển khai dự án.

• Xây dựng kế hoạch hỗ trợ SV làm dự án.

Giai đoạn 2: Tiến hành

• Tìm hiểu nhu cầu SV.

• Triển khai dự án.

• Ra các bài tập nhỏ nhằm hỗ trợ việc thực hiện dự án.

• Hỗ trợ SV thực hiện sản phẩm (nếu cần thiết).

• Thu thập sản phẩm của SV và lên kế hoạch báo cáo.

Giai đoạn 3: Đánh giá

• Tổ chức báo cáo sản phẩm.

• Tổ chức đánh giá.

• Công bố kết quả.

• Rút kinh nghiệm.

Vui lòng xem Video Clip tại đây:

https://www.youtube.com/watch?v=m7Xyyy6xk2Q

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁC THÀNH TỐ TRONG DẠY HỌC

Khi chuẩn bị dạy học, người dạy cần quan tâm đến các thành tố trong dạy học. Người dạy cần định hình, chuẩn bị các thành tố này để triển khai dạy học đạt hiệu quả. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp cũng vậy. Vậy, các thành tố đó là gì? 1. Mục tiêu: người dạy thiết lập mục tiêu dạy học, gắn kết với năng lực của người học, đảm bảo tính vừa sức, hợp lý, để người học có thể đạt được sau khi hoàn thành giờ học / bài học. Mục tiêu cần cụ thể; có thể đo lường được; khả thi; có khả năng đạt được và có giới hạn về thời gian. 2. Nội dung: đây là thành tố quan trọng trong giờ dạy. Cho dù có những thông tin bên lề, thì trọng tâm chính, nội dung chính vẫn phải có. Nội dung dạy học thuộc chương trình môn học hoặc mô đun. Sau 1 giờ học, người học phải thu nhận được những nội dung chuyên môn, liên quan đến nghề nghiệp. 3. Phương pháp dạy học: hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy học được chuyển thành hoạt động dạy học. Trọng tâm ...

THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI DẠY THỰC HÀNH

Bài dạy thực hành là bài dạy nhằm hướng dẫn người học giải quyết công việc, hình thành kỹ năng nghề (tay nghề). Để thiết kế, biên soạn bài dạy thực hành, người dạy cần lưu ý: 1. Bài dạy phải thuộc chương trình mô đun: với bài lý thuyết, nội dung thuộc chương trình môn học, thì bài thực hành, nội dung thuộc chương trình mô đun. Khi đề cập đến “mô đun”, tức là nghiêng về thực hành. Lý thuyết cho mô đun là có, nhưng không nhiều. Như vậy, mô đun ở đây là mô đun thực hành nghề, thuộc chương trình đào tạo của nghề. 2. Phù hợp với quy trình: nếu như nội dung bài dạy lý thuyết là cung cấp những thông tin, thì bài dạy thực hành phải có quy trình. Người dạy xây dựng quy trình để giải quyết 1 công việc và tất nhiên phải gắn với nội dung học tập. Một quy trình gồm nhiều bước và trong quá trình học, người học cần tuân theo quy trình để giải quyết công việc. 3. Các bước công việc logic: người dạy là người xây dựng quy trình gồm nhiều bước để giải quyết 1 công việc. Với mỗi công việc, có t...

VIẾT MỤC TIÊU VỀ THÁI ĐỘ

Cho dù là giáo án nào trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thì cũng đều phải có thành tố mục tiêu về thái độ. Những năm gần đây, thành tố “thái độ” được chuyển thành thành tố “năng lực tự chủ và trách nhiệm”. Như vậy, người dạy xây dựng mục tiêu và mong muốn người học đạt được sau buổi học / giờ học. Sau khi học xong giờ học đó, người học có được kỹ năng “mềm” nào, ngoài kỹ năng “cứng” là kỹ năng nghề nghiệp / kỹ năng chuyên môn? Để viết mục tiêu cho thành tố này cũng phải bắt đầu bằng động từ cụ thể, không chung chung. Các động từ thường dùng là: 1. Chấp nhận; Tuân thủ; Lắng nghe: như vậy, trong quá trình học tập, người học cần phải tuân thủ việc thực hiện quy trình thực hành. Bên cạnh đó, có thể là, chấp hành các quy định về vệ sinh công nghiệp; an toàn lao động; an toàn vệ sinh thực phẩm;…Kỹ năng lắng nghe cũng là kỹ năng không thể thiếu với mỗi bạn trẻ. Lắng nghe để hiểu, để làm, để thành công. 2. Phối hợp; Tán thành; Bày tỏ: trong quá trình thực hiện công việc, người học kh...