Chuyển đến nội dung chính

NHỮNG YÊU CẦU KHI XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ STEM

Dựa vào nhu cầu thực tiễn của cuộc sống mà người học cần khám phá, kết hợp với nội dung kiến thức chương trình các môn học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, người dạy có thể xây dựng được rất nhiều chủ đề dạy học STEM. Tuy nhiên khi lựa chọn xây dựng và thực hiện các chủ đề STEM người dạy cần lưu ý phải đảm bảo những yêu cầu sau:

Đảm bảo mục tiêu học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp nhìn chung chính là giúp cho học viên có thể nắm được những kỹ năng cơ bản nhất để có thể thực hiện được những công việc, nghề nghiệp cần thiết trong xã hội. Để từ đó, họ có thể vận dụng vào đời sống xã hội, tự tìm kiếm được việc làm và nuôi sống bản thân gia đình. Tránh trường hợp thất nghiệp từ đó gây ra những tệ nạn cho xã hội như trộm cướp, cướp giật, giết người cướp tài sản….

Đảm bảo phù hợp năng lực của người học: Khi tổ chức dạy học hoặc hoạt động trải nghiệm cần đảm bảo tính phù hợp với năng lực của người học. Xây dựng một chủ đề STEM luôn có chuỗi các vấn đề, dẫn dắt người học tích cực, tự giác tham gia giải quyết vấn đề bằng kiến thức và năng lực của mình; tự tin vào bản thân, kiến tạo kiến thức mới trên nền tảng vốn có. Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả tổ chức hoạt động học tập.

Đảm bảo tính ứng dụng thực tiễn: Ứng dụng kiến thức từ môn học nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn là đặc trưng của giáo dục STEM. Khi tổ chức dạy học chủ đề STEM nội dung các môn học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần đảm bảo tính ứng dụng thực tiễn. Thông qua những tình huống, hoạt động có vấn đề sẽ khơi gợi sự tò mò và chủ động khám phá giải quyết vấn đề của NGƯỜI HỌC, từ đó hình thành kiến thức và kỹ năng mới cho chính mình.

Các nguyên yêu cầu khi tổ chức dạy học đã nêu trên có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học môn tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhằm đạt được hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học tuỳ thuộc vào đối tượng, mục đích, yêu cầu mà bài học hướng đến mà người dạy và người học sẽ vận dụng linh hoạt lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp.

Giáo dục STEM giúp người học xác định năng lực bản thân, môi trường giáo dục STEM giúp người học xác định các lĩnh vực nghề nghiệp trong xã hội, các đặc điểm, yêu cầu của nghề nghiệp và nhu cầu nghề nghiệp trong hiện tại và tương lai. Việc học tập trải nghiệm trong giáo dục STEM, người học được học tập mới gắn kết được nội dung học lý thuyết, thực hành, ứng dụng thực tế.

Vui lòng xem Video Clip tại đây:

https://www.youtube.com/watch?v=U3pXTg6wEro

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁC THÀNH TỐ TRONG DẠY HỌC

Khi chuẩn bị dạy học, người dạy cần quan tâm đến các thành tố trong dạy học. Người dạy cần định hình, chuẩn bị các thành tố này để triển khai dạy học đạt hiệu quả. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp cũng vậy. Vậy, các thành tố đó là gì? 1. Mục tiêu: người dạy thiết lập mục tiêu dạy học, gắn kết với năng lực của người học, đảm bảo tính vừa sức, hợp lý, để người học có thể đạt được sau khi hoàn thành giờ học / bài học. Mục tiêu cần cụ thể; có thể đo lường được; khả thi; có khả năng đạt được và có giới hạn về thời gian. 2. Nội dung: đây là thành tố quan trọng trong giờ dạy. Cho dù có những thông tin bên lề, thì trọng tâm chính, nội dung chính vẫn phải có. Nội dung dạy học thuộc chương trình môn học hoặc mô đun. Sau 1 giờ học, người học phải thu nhận được những nội dung chuyên môn, liên quan đến nghề nghiệp. 3. Phương pháp dạy học: hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy học được chuyển thành hoạt động dạy học. Trọng tâm ...

THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI DẠY THỰC HÀNH

Bài dạy thực hành là bài dạy nhằm hướng dẫn người học giải quyết công việc, hình thành kỹ năng nghề (tay nghề). Để thiết kế, biên soạn bài dạy thực hành, người dạy cần lưu ý: 1. Bài dạy phải thuộc chương trình mô đun: với bài lý thuyết, nội dung thuộc chương trình môn học, thì bài thực hành, nội dung thuộc chương trình mô đun. Khi đề cập đến “mô đun”, tức là nghiêng về thực hành. Lý thuyết cho mô đun là có, nhưng không nhiều. Như vậy, mô đun ở đây là mô đun thực hành nghề, thuộc chương trình đào tạo của nghề. 2. Phù hợp với quy trình: nếu như nội dung bài dạy lý thuyết là cung cấp những thông tin, thì bài dạy thực hành phải có quy trình. Người dạy xây dựng quy trình để giải quyết 1 công việc và tất nhiên phải gắn với nội dung học tập. Một quy trình gồm nhiều bước và trong quá trình học, người học cần tuân theo quy trình để giải quyết công việc. 3. Các bước công việc logic: người dạy là người xây dựng quy trình gồm nhiều bước để giải quyết 1 công việc. Với mỗi công việc, có t...

VIẾT MỤC TIÊU VỀ THÁI ĐỘ

Cho dù là giáo án nào trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thì cũng đều phải có thành tố mục tiêu về thái độ. Những năm gần đây, thành tố “thái độ” được chuyển thành thành tố “năng lực tự chủ và trách nhiệm”. Như vậy, người dạy xây dựng mục tiêu và mong muốn người học đạt được sau buổi học / giờ học. Sau khi học xong giờ học đó, người học có được kỹ năng “mềm” nào, ngoài kỹ năng “cứng” là kỹ năng nghề nghiệp / kỹ năng chuyên môn? Để viết mục tiêu cho thành tố này cũng phải bắt đầu bằng động từ cụ thể, không chung chung. Các động từ thường dùng là: 1. Chấp nhận; Tuân thủ; Lắng nghe: như vậy, trong quá trình học tập, người học cần phải tuân thủ việc thực hiện quy trình thực hành. Bên cạnh đó, có thể là, chấp hành các quy định về vệ sinh công nghiệp; an toàn lao động; an toàn vệ sinh thực phẩm;…Kỹ năng lắng nghe cũng là kỹ năng không thể thiếu với mỗi bạn trẻ. Lắng nghe để hiểu, để làm, để thành công. 2. Phối hợp; Tán thành; Bày tỏ: trong quá trình thực hiện công việc, người học kh...