1. Tôn trọng
nhân cách đối tượng giao tiếp: Tôn trọng một ai đó có nghĩa
là cho người ta thấy được vị trí, ý nghĩa và đặc biệt hơn là sự quan trọng của
họ trong quá trình tiếp xúc, giao tiếp. Hơn nữa, tôn trọng nhân cách ở đây được
hiểu là tôn trọng mọi đặc điểm từ hình thức, vóc dáng, cách ăn mặc cho tới tính
tình, thái độ, địa vị, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống…Việc tôn trọng người học đồng
nghĩa với việc người dạy tôn trọng chính bản thân mình.
-
Xem học sinh là một cá nhân, một chủ thể
-
Tạo được ấn tượng tốt ngay từ phút đầu giao tiếp
-
Lắng nghe ý kiến của đối tượng giao tiếp
-
Khích lệ ưu điểm
-
Trang phục lịch sự, hài hòa
-
Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, phù hợp
- Hành vi lịch sự, văn
hóa
2. Thiện
chí trong giao tiếp: Để tạo quan hệ tình cảm tốt đẹp, thông cảm
và hiểu biết lẫn nhau, các cá nhân trong quá trình giao tiếp phải thể hiện được
thiện chí với nhau. “Thiện” có nghĩa là tốt, “chí” có nghĩa là suy nghĩ, “thiện
chí” chính là suy nghĩ một cách tích cực về đối phương, trước, trong và sau quá
trình giao tiếp. Đối với người làm nghề dạy học, chúng ta dường như không cho
phép mình được “nghĩ xấu” về người học.
-
Nghĩ tốt về đối tượng giao tiếp, không định kiến
-
Tin tưởng vào đối tượng giao tiếp
-
Hiểu đúng về nhau
-
Không ghen tị với thành tích, không cười chê khuyết điểm đối tượng giao tiếp
3. Đồng cảm trong giao tiếp: Một đặc điểm nổi
bật của tình cảm con người là thái độ chủ quan rất cao, tức là chúng ta rất thường
suy xét mọi việc theo ý của mình mà không nhìn nhận một cách khách quan. Trong
giao tiếp, một hoạt động có sự hiện diện của các yếu tố xúc cảm, tình cảm giữa
chủ thể và đối tượng, thì tính chủ quan này cũng chi phối khá nhiều.
-
Phác thảo chân dung tâm lý của đối tượng giao tiếp trong đầu
-
Quan tâm, hiểu hoàn cảnh của đối tượng giao tiếp
-
Chia sẻ tình cảm với đối tượng giao tiếp
-
Không gây căng thẳng trong giao tiếp
Nhận xét
Đăng nhận xét