Chuyển đến nội dung chính

KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ

Giá trị của mỗi người chính là tổ hợp những đặc điểm nhân cách của bản thân, thể hiện một diện mạo đặc trưng, nhằm phân biệt người này khác với những người còn lại trong xã hội. Giá trị nhân cách có thể được xác định bởi một hoặc nhiều mặt trong cuộc sống như: năng lực, phẩm chất, tiền bạc, địa vị, chức vụ, kinh nghiệm sống hay các mối quan hệ mà một người sở hữu.

Đối với một giáo viên, việc xác định giá trị cũng thể hiện ở nhiều mặt như bao người khác, nhưng theo đặc trưng nghề nghiệp, thì “năng lực chuyên môn” và “phẩm chất đạo đức” luôn là những yếu tố hàng đầu. Những yếu tố khác nên được xem là thứ yếu, bổ sung, cộng hưởng, một khi hai yếu tố trên đã được khẳng định trong mắt học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp.

Việc xác định giá trị không thể hiểu một cách đơn giản như là những hành động thể hiện, trình diễn, khoe khoang ra bên ngoài cho người khác thấy, mà chính là chuyên tâm, nhiệt huyết đóng góp vào các hoạt động giảng dạy, giáo dục, giúp đỡ học sinh đạt được thành tích học tập cao, giúp nhà trường lan tỏa được những giá trị tích cực trong cộng đồng giáo dục, giúp xã hội có thêm được nhiều nhân tố có ích.

Giáo viên bằng trình độ và phẩm chất nghề nghiệp của mình, cần tạo dựng một thương hiệu cá nhân, gắn tên tuổi bản thân vào một lĩnh vực mà mình làm tốt nhất. Đừng xác định những giá trị không mang tính đặc trưng, không lâu bền, không có ý nghĩa cho hoạt động dạy học và giáo dục. Cũng không tạo dựng giá trị dựa trên những tai tiếng, những lỗi lầm khó tha thứ như: bạo lực học đường, kỳ thị học sinh, phân biệt đối xử học sinh, đố kỵ với đồng nghiệp… Và càng không xây dựng hình ảnh bản thân xoay quanh những giá trị “ảo”, không có thật, như: tiền bạc, địa vị, chức vụ, mối quan hệ giả tạo…

Để rèn luyện được kỹ năng, giáo viên cần thường xuyên đọc sách, báo, tài liệu, nghe và xem các ấn phẩm chuyên ngành cũng như các lĩnh vực liên quan; tiếp cận nhiều nguồn tư liệu bổ trợ cho bộ môn giảng dạy, cho kinh nghiệm sống; tham gia các câu lạc bộ, hội, nhóm để thảo luận và chia sẻ những gì mình tìm kiếm được, qua đó chọn lọc và xác định tính chính xác, hợp lý của những kiến thức mới. Tất cả những hành động trên lâu dần sẽ trở thành thói quen, nhu cầu không thể thiếu theo suốt hoạt động nghề nghiệp của một giáo viên.

Với mỗi giáo viên, việc tự học và tiếp tục học tập, bồi dưỡng là rất cần thiết. có như vậy, người dạy sẽ không bị tụt lại ở phía sau và luôn là tấm gương trước người học.

Vui lòng xem Video Clip tại đây:

https://www.youtube.com/watch?v=iHiJb3oJ2ss

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁC THÀNH TỐ TRONG DẠY HỌC

Khi chuẩn bị dạy học, người dạy cần quan tâm đến các thành tố trong dạy học. Người dạy cần định hình, chuẩn bị các thành tố này để triển khai dạy học đạt hiệu quả. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp cũng vậy. Vậy, các thành tố đó là gì? 1. Mục tiêu: người dạy thiết lập mục tiêu dạy học, gắn kết với năng lực của người học, đảm bảo tính vừa sức, hợp lý, để người học có thể đạt được sau khi hoàn thành giờ học / bài học. Mục tiêu cần cụ thể; có thể đo lường được; khả thi; có khả năng đạt được và có giới hạn về thời gian. 2. Nội dung: đây là thành tố quan trọng trong giờ dạy. Cho dù có những thông tin bên lề, thì trọng tâm chính, nội dung chính vẫn phải có. Nội dung dạy học thuộc chương trình môn học hoặc mô đun. Sau 1 giờ học, người học phải thu nhận được những nội dung chuyên môn, liên quan đến nghề nghiệp. 3. Phương pháp dạy học: hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy học được chuyển thành hoạt động dạy học. Trọng tâm ...

THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI DẠY THỰC HÀNH

Bài dạy thực hành là bài dạy nhằm hướng dẫn người học giải quyết công việc, hình thành kỹ năng nghề (tay nghề). Để thiết kế, biên soạn bài dạy thực hành, người dạy cần lưu ý: 1. Bài dạy phải thuộc chương trình mô đun: với bài lý thuyết, nội dung thuộc chương trình môn học, thì bài thực hành, nội dung thuộc chương trình mô đun. Khi đề cập đến “mô đun”, tức là nghiêng về thực hành. Lý thuyết cho mô đun là có, nhưng không nhiều. Như vậy, mô đun ở đây là mô đun thực hành nghề, thuộc chương trình đào tạo của nghề. 2. Phù hợp với quy trình: nếu như nội dung bài dạy lý thuyết là cung cấp những thông tin, thì bài dạy thực hành phải có quy trình. Người dạy xây dựng quy trình để giải quyết 1 công việc và tất nhiên phải gắn với nội dung học tập. Một quy trình gồm nhiều bước và trong quá trình học, người học cần tuân theo quy trình để giải quyết công việc. 3. Các bước công việc logic: người dạy là người xây dựng quy trình gồm nhiều bước để giải quyết 1 công việc. Với mỗi công việc, có t...

VIẾT MỤC TIÊU VỀ THÁI ĐỘ

Cho dù là giáo án nào trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thì cũng đều phải có thành tố mục tiêu về thái độ. Những năm gần đây, thành tố “thái độ” được chuyển thành thành tố “năng lực tự chủ và trách nhiệm”. Như vậy, người dạy xây dựng mục tiêu và mong muốn người học đạt được sau buổi học / giờ học. Sau khi học xong giờ học đó, người học có được kỹ năng “mềm” nào, ngoài kỹ năng “cứng” là kỹ năng nghề nghiệp / kỹ năng chuyên môn? Để viết mục tiêu cho thành tố này cũng phải bắt đầu bằng động từ cụ thể, không chung chung. Các động từ thường dùng là: 1. Chấp nhận; Tuân thủ; Lắng nghe: như vậy, trong quá trình học tập, người học cần phải tuân thủ việc thực hiện quy trình thực hành. Bên cạnh đó, có thể là, chấp hành các quy định về vệ sinh công nghiệp; an toàn lao động; an toàn vệ sinh thực phẩm;…Kỹ năng lắng nghe cũng là kỹ năng không thể thiếu với mỗi bạn trẻ. Lắng nghe để hiểu, để làm, để thành công. 2. Phối hợp; Tán thành; Bày tỏ: trong quá trình thực hiện công việc, người học kh...