Cấu trúc chương trình đào
tạo theo từng ngành, nghề được thiết kế gồm:
1. Tên ngành,
nghề đào tạo: Căn cứ vào thông tư hiện hành để xác định
tên nghề cụ thể ở bậc Cao đẳng, Trung cấp. Từ đó, tiến hành thực hiện các bước
công việc tiếp theo để tiến hành xây dựng chương trình đào tạo.
2. Mã ngành,
nghề: Được quy định cụ thể cho từng nghề, từng hệ với các mã
số khác nhau.
3. Trình độ
đào tạo: Cao đẳng; Trung cấp; Sơ cấp.
4. Đối tượng
tuyển sinh: Theo Luật GDNN hiện hành, người học đã tốt
nghiệp THPT sẽ đủ điều kiện học Cao đẳng và tốt nghiệp THCS sẽ đủ điều kiện học
Trung cấp.
5. Thời
gian: Hiện nay, học Cao đẳng có thời gian từ 2 năm đến 3 năm
và học Trung cấp sẽ có thời gian từ 1 năm đến 2 năm.
6. Mục tiêu
đào tạo: Cần được xây dựng rõ với các thành tố về kiến thức, kỹ
năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm.
7. Khối lượng
kiến thức toàn khóa học: Khối lượng kiến thức lý thuyết và khối
lượng kiến thức thực hành.
8. Danh mục
và thời lượng các môn học, mô đun: Trong chương trình đào tạo
cần nêu rõ danh mục các môn học, mô đun và kèm theo đó là thời lượng của từng môn
học, mô đun.
9. Chương
trình chi tiết các môn học, mô đun: Bên cạnh chương trình tổng
quát của từng nghề, ở từng bậc học sẽ là chương trình chi tiết của từng môn học,
mô đun.
10. Hướng dẫn
sử dụng chương trình đào tạo: Mỗi chương trình đào tạo
cần có hướng dẫn rõ ràng để khi đưa vào áp dụng được dễ dàng và đúng với các quy
định hiện hành của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Tổng cục GDNN.
Về khối lượng học tập
cũng được quy định cho từng bậc trình độ. Khối lượng học tập tối thiểu đối với
từng trình độ đào tạo của GDNN là số lượng môn học, mô đun hoặc tín chỉ được
quy định trong chương trình đào tạo mà người học phải đạt được khi hoàn thành
chương trình đào tạo tùy theo từng ngành, nghề và từng trình độ của GDNN.
Vui lòng xem Video Clip tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=RG0yn7SUIYM
Nhận xét
Đăng nhận xét