Chuyển đến nội dung chính

GIAO TIẾP SƯ PHẠM GIỮA GV VÀ PHỤ HUYNH

Công tác giáo dục hết sức khó khăn và phức tạp cần có sự kết hợp nhiều lực lượng giáo dục khác nhau trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình để cùng thống nhất với nhau về mục đích giáo dục, nội dung và biện pháp giáo dục. Cả giáo viên và cha mẹ học sinh đều phải xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục học sinh. Có như vậy mới tạo ra được sức mạnh đồng bộ, thống nhất giữa giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường. Điều này được tiến hành trong quá trình tiếp xúc thường xuyên giữa giáo viên và cha mẹ học sinh. Trong quá trình ấy, giáo viên cần lưu ý:

- Nên hiểu những mong đợi của cha mẹ học sinh. Không phàn nàn với các bậc cha mẹ rằng họ không quan tâm đến việc học hành của con cái, rằng họ thiếu trách nhiệm đối với con cái khi học sinh mắc khuyết điểm. Điều này sẽ làm cha mẹ học sinh cảm thấy xấu hổ về con mình. Cũng không nên đổ lỗi cho gia đình về những khuyết điểm của học sinh mà cần thấy rằng mình cũng có trách nhiệm.

- Cần tôn trọng các bậc cha mẹ, nhất là phương pháp giáo dục con cái của họ. Mỗi gia đình có một hoàn cảnh, vì vậy, khi tiếp xúc trao đổi với các bậc cha mẹ, giáo viên phải lựa lời mà nói cho tế nhị tránh xúc phạm họ. Nhưng cũng phải khéo léo can thiệp vào việc giáo dục của gia đình để giúp các bậc phụ huynh nhận thức được những ưu điểm và khuyết điểm của họ trong việc giáo dục con cái.

- Giáo viên cần giúp cha mẹ học sinh tin vào khả năng và những tiến bộ của con cái họ để cha mẹ học sinh nhìn con của họ với con mắt lạc quan, tin tưởng nếu như chính họ có sự thay đổi về phương pháp giáo dục con.

- Khi phản ánh với cha mẹ học sinh về tình hình học tập và rèn luyện của con cái họ, không nên đề cập quá nhiều những khiếm khuyết của học sinh mà nên nói nhiều đến khả năng, sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện của con cái họ.

Giao tiếp nói chung và với phụ huynh, học sinh nói riêng tránh thái độ coi thường, sỉ nhục dưới mọi hình thức. Những hành vi mắng, chửi, nhục mạ, đánh đập học sinh là trái với thiên chức nghề nghiệp của nhà giáo dục. Những tình huống sư phạm mà nguyên nhân do học sinh gây nên rất dễ làm cho giáo viên tức giận, khiến họ có những hành xử vi phạm nguyên tắc này. Những hành vi đó dần làm mất đi sự tôn trọng của học sinh đối với giáo viên.

Với phụ huynh, giáo viên cần lắng nghe, chia sẻ. Bởi vì, nhiều phụ huynh đã đặt trọn niềm tin vào nhà trường, và sự chỉ bảo của giáo viên cho con em họ.

Vui lòng xem Video Clip tại đây:

https://www.youtube.com/watch?v=T3hacvn-iKI

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁC THÀNH TỐ TRONG DẠY HỌC

Khi chuẩn bị dạy học, người dạy cần quan tâm đến các thành tố trong dạy học. Người dạy cần định hình, chuẩn bị các thành tố này để triển khai dạy học đạt hiệu quả. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp cũng vậy. Vậy, các thành tố đó là gì? 1. Mục tiêu: người dạy thiết lập mục tiêu dạy học, gắn kết với năng lực của người học, đảm bảo tính vừa sức, hợp lý, để người học có thể đạt được sau khi hoàn thành giờ học / bài học. Mục tiêu cần cụ thể; có thể đo lường được; khả thi; có khả năng đạt được và có giới hạn về thời gian. 2. Nội dung: đây là thành tố quan trọng trong giờ dạy. Cho dù có những thông tin bên lề, thì trọng tâm chính, nội dung chính vẫn phải có. Nội dung dạy học thuộc chương trình môn học hoặc mô đun. Sau 1 giờ học, người học phải thu nhận được những nội dung chuyên môn, liên quan đến nghề nghiệp. 3. Phương pháp dạy học: hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy học được chuyển thành hoạt động dạy học. Trọng tâm ...

THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI DẠY THỰC HÀNH

Bài dạy thực hành là bài dạy nhằm hướng dẫn người học giải quyết công việc, hình thành kỹ năng nghề (tay nghề). Để thiết kế, biên soạn bài dạy thực hành, người dạy cần lưu ý: 1. Bài dạy phải thuộc chương trình mô đun: với bài lý thuyết, nội dung thuộc chương trình môn học, thì bài thực hành, nội dung thuộc chương trình mô đun. Khi đề cập đến “mô đun”, tức là nghiêng về thực hành. Lý thuyết cho mô đun là có, nhưng không nhiều. Như vậy, mô đun ở đây là mô đun thực hành nghề, thuộc chương trình đào tạo của nghề. 2. Phù hợp với quy trình: nếu như nội dung bài dạy lý thuyết là cung cấp những thông tin, thì bài dạy thực hành phải có quy trình. Người dạy xây dựng quy trình để giải quyết 1 công việc và tất nhiên phải gắn với nội dung học tập. Một quy trình gồm nhiều bước và trong quá trình học, người học cần tuân theo quy trình để giải quyết công việc. 3. Các bước công việc logic: người dạy là người xây dựng quy trình gồm nhiều bước để giải quyết 1 công việc. Với mỗi công việc, có t...

VIẾT MỤC TIÊU VỀ THÁI ĐỘ

Cho dù là giáo án nào trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thì cũng đều phải có thành tố mục tiêu về thái độ. Những năm gần đây, thành tố “thái độ” được chuyển thành thành tố “năng lực tự chủ và trách nhiệm”. Như vậy, người dạy xây dựng mục tiêu và mong muốn người học đạt được sau buổi học / giờ học. Sau khi học xong giờ học đó, người học có được kỹ năng “mềm” nào, ngoài kỹ năng “cứng” là kỹ năng nghề nghiệp / kỹ năng chuyên môn? Để viết mục tiêu cho thành tố này cũng phải bắt đầu bằng động từ cụ thể, không chung chung. Các động từ thường dùng là: 1. Chấp nhận; Tuân thủ; Lắng nghe: như vậy, trong quá trình học tập, người học cần phải tuân thủ việc thực hiện quy trình thực hành. Bên cạnh đó, có thể là, chấp hành các quy định về vệ sinh công nghiệp; an toàn lao động; an toàn vệ sinh thực phẩm;…Kỹ năng lắng nghe cũng là kỹ năng không thể thiếu với mỗi bạn trẻ. Lắng nghe để hiểu, để làm, để thành công. 2. Phối hợp; Tán thành; Bày tỏ: trong quá trình thực hiện công việc, người học kh...