Chuyển đến nội dung chính

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO - KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Chương trình đào tạo: là bản thiết kế chi tiết quá trình giảng dạy trong một khoá đào tạo phản ánh cụ thể mục tiêu, nội dung, cấu trúc, trình tự cách thức tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá các hoạt động giảng dạy cho toàn khoá đào tạo và cho từng môn học, phần học, chương, mục và bài giảng. Chương trình đào tạo còn được hiểu là một văn bản quy định các mục tiêu cụ thể đặt ra đối với một ngành nghề đào tạo (mục tiêu), các khối kiến thức và các môn học, tổng thời lượng cùng thời lượng dành cho mỗi môn mà nhà trường tổ chức giảng dạy để trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết cho sinh viên theo học một ngành nghề nào đó (nội dung), trình tự cách thức tổ chức thực hiện (kế hoạch), các hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện (phương pháp) và hình thức nội dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho một khóa đào tạo (kiểm tra, đánh giá).

2. Khung chương trình: là văn bản nhà nước quy định khối lượng tối thiểu và cơ cấu kiến thức cho các CTĐT. Khung chương trình xác định sự khác biệt về chương trình tương ứng với các trình độ đào tạo khác nhau. Hiện nay ở Việt Nam, khung chương trình được thay thế bằng Khung trình độ quốc gia (KTĐQG), qui định mục tiêu và khối lượng nội dung tối thiếu cho mỗi bậc giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

3. Chương trình khung: là chương trình cơ bản của một ngành học hay nhóm ngành học hay một nghề do Hội đồng tư vấn chương trình của nhóm ngành và ngành, nghề xây dựng, được cơ quan quản lí nhà nước về đào tạo phê duyệt. Dựa trên chương trình khung, các trường/cơ sở đào tạo phát triển CTĐT cụ thể cho trường mình. Chương trình khung chính là danh sách các môn học, mô đun khung và giới hạn thời lượng, được thiết kế bao quát cho một ngành, nghề đào tạo cụ thể trong một nhà trường. Hiện nay ở Việt Nam chương trình khung trong giáo dục nghề nghiệp được thay thế bằng “Chuẩn đầu ra” là qui định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp cho từng nghề đào tạo”.

4. Chương trình môn học hay đề cương chương trình môn học/mô đun (chi tiết): là tài liệu do bộ môn/khoa biên soạn, gồm có các nội dung chủ yếu sau đây: thông tin chung về môn học/môn đun; mục tiêu tổng quát của môn học/mô đun; mục tiêu, nội dung chi tiết môn học/mô đun; hình thức tổ chức, và phương pháp dạy học; học liệu; hình thức, nội dung kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn học. Số lượng mô đun luôn phải nhiều hơn số lượng môn học. Người học có khoảng 70% thời gian để thực hành và 30% thời gian học lý thuyết.

Vui lòng xem Video Clip tại đây

https://www.youtube.com/watch?v=54c11weprJM

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁC THÀNH TỐ TRONG DẠY HỌC

Khi chuẩn bị dạy học, người dạy cần quan tâm đến các thành tố trong dạy học. Người dạy cần định hình, chuẩn bị các thành tố này để triển khai dạy học đạt hiệu quả. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp cũng vậy. Vậy, các thành tố đó là gì? 1. Mục tiêu: người dạy thiết lập mục tiêu dạy học, gắn kết với năng lực của người học, đảm bảo tính vừa sức, hợp lý, để người học có thể đạt được sau khi hoàn thành giờ học / bài học. Mục tiêu cần cụ thể; có thể đo lường được; khả thi; có khả năng đạt được và có giới hạn về thời gian. 2. Nội dung: đây là thành tố quan trọng trong giờ dạy. Cho dù có những thông tin bên lề, thì trọng tâm chính, nội dung chính vẫn phải có. Nội dung dạy học thuộc chương trình môn học hoặc mô đun. Sau 1 giờ học, người học phải thu nhận được những nội dung chuyên môn, liên quan đến nghề nghiệp. 3. Phương pháp dạy học: hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy học được chuyển thành hoạt động dạy học. Trọng tâm ...

THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI DẠY THỰC HÀNH

Bài dạy thực hành là bài dạy nhằm hướng dẫn người học giải quyết công việc, hình thành kỹ năng nghề (tay nghề). Để thiết kế, biên soạn bài dạy thực hành, người dạy cần lưu ý: 1. Bài dạy phải thuộc chương trình mô đun: với bài lý thuyết, nội dung thuộc chương trình môn học, thì bài thực hành, nội dung thuộc chương trình mô đun. Khi đề cập đến “mô đun”, tức là nghiêng về thực hành. Lý thuyết cho mô đun là có, nhưng không nhiều. Như vậy, mô đun ở đây là mô đun thực hành nghề, thuộc chương trình đào tạo của nghề. 2. Phù hợp với quy trình: nếu như nội dung bài dạy lý thuyết là cung cấp những thông tin, thì bài dạy thực hành phải có quy trình. Người dạy xây dựng quy trình để giải quyết 1 công việc và tất nhiên phải gắn với nội dung học tập. Một quy trình gồm nhiều bước và trong quá trình học, người học cần tuân theo quy trình để giải quyết công việc. 3. Các bước công việc logic: người dạy là người xây dựng quy trình gồm nhiều bước để giải quyết 1 công việc. Với mỗi công việc, có t...

VIẾT MỤC TIÊU VỀ THÁI ĐỘ

Cho dù là giáo án nào trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thì cũng đều phải có thành tố mục tiêu về thái độ. Những năm gần đây, thành tố “thái độ” được chuyển thành thành tố “năng lực tự chủ và trách nhiệm”. Như vậy, người dạy xây dựng mục tiêu và mong muốn người học đạt được sau buổi học / giờ học. Sau khi học xong giờ học đó, người học có được kỹ năng “mềm” nào, ngoài kỹ năng “cứng” là kỹ năng nghề nghiệp / kỹ năng chuyên môn? Để viết mục tiêu cho thành tố này cũng phải bắt đầu bằng động từ cụ thể, không chung chung. Các động từ thường dùng là: 1. Chấp nhận; Tuân thủ; Lắng nghe: như vậy, trong quá trình học tập, người học cần phải tuân thủ việc thực hiện quy trình thực hành. Bên cạnh đó, có thể là, chấp hành các quy định về vệ sinh công nghiệp; an toàn lao động; an toàn vệ sinh thực phẩm;…Kỹ năng lắng nghe cũng là kỹ năng không thể thiếu với mỗi bạn trẻ. Lắng nghe để hiểu, để làm, để thành công. 2. Phối hợp; Tán thành; Bày tỏ: trong quá trình thực hiện công việc, người học kh...