Một chương trình đào tạo
nghề cần phải được vừa định hướng phát triển kỹ năng nghề nghiệp, tri thức khoa
học chuyên ngành nghề và do vậy, từ kết quả của giai đoạn chuẩn bị, người thiết
kế chương trình tiếp tục thực hiện thiết kế tổng thể chương trình đào tạo. Các
công việc cần thực hiện như sau:
- Xác định mục tiêu của
chương trình tức là mô tả các kết quả phải đạt được sau đào tạo. Qua đó, người
học có được các kỹ năng giải quyết các tình huống cuộc sống và nghề nghiệp.
- Xác định danh mục các
môn học/học phần/môđun cần có trên cơ sở lựa chọn các nhiệm vụ trong sơ đồ phân
tích nghề, để đưa vào chương trình đào tạo.
- Hệ thống và nhóm các kiến
thức theo lôgíc khoa học chuyên ngành/nghề (kiến thức cơ sở ngành nghề), kiến
thức theo yêu cầu của xã hội (giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao dân trí)
thành các môn học. Hệ thống và nhóm các kiến thức, kỹ năng hành nghề thành các
môđun. Tùy theo trình độ đào tạo mà tỷ trọng giữa các nhóm nội dung khác nhau.
+ Ý nghĩa của nội dung tri thức khoa học: Định hướng nội
dung khoa học.
+ Ý nghĩa của nội dung đối với hình thành nhân cách: Định
hướng xã hội.
+ Ý nghĩa của nội dung đối với giải quyết tình huống nghề
nghiệp, cuộc sống: Định hướng tình huống nghề nghiệp.
- Xác định các yêu cầu về
văn bằng chứng chỉ.
- Xác định thời lượng cần
thiết để dạy các môn học và các môđun.
- Phân tích lôgíc trình tự
dạy học theo các môn học và các môđun trong chương trình.
- Xác định các yêu cầu và
công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh theo mục tiêu đào tạo đã đề ra.
- Xác định các nguồn lực
và các giới hạn cần thiết để thực hiện chương trình đào tạo.
Kết quả phân tích nghề: Định hướng yêu cầu của xã hội; Định hướng hoạt động nghề nghiệp; Định hướng khoa học tổng hợp thành thiết kế hệ thống để thiết lập các môđun/môn học từ kết quả phân tích nghề, định hướng khoa học chuyên ngành nghề và yêu cầu xã hội.
Vui lòng xem Video Clip tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=F-sdXg_dl7o
Nhận xét
Đăng nhận xét