Chuyển đến nội dung chính

CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Tính mục đích: Nghiên cứu khoa học nhìn chung là nhằm khám phá thế giới, phát hiện những quy luật, tri thức mới để vận dụng những quy luật và tri thức ấy vào cải tạo thế giới. Do đó, một công trình nghiên cứu khoa học phải có mục đích và mục tiêu nghiên cứu rõ ràng. Mục tiêu nghiên cứu là cái đích cụ thể hơn của nghiên cứu. Nó trả lời cho câu hỏi nghiên cứu này nhằm thực hiện được điều gì cụ thể, tạo ra sản phẩm nào cụ thể hoặc cần giải đáp được vấn đề gì cụ thể. Mục tiêu nghiên cứu thường cũng phải đáp ứng tính SMART.

2. Tính mới: NCKH là quá trình thâm nhập vào thế giới sự vật hiện tượng mà con người chưa biết, vì vậy quá trình nghiên cứu khoa học luôn phải là quá trình phát hiện ra cái mới hoặc sáng tạo ra cái mới. Trong nghiên cứu khoa học, tính mới có tính mới tuyệt đối và tính mới tương đối. Tính mới tuyệt đối đề cập đến sự tìm tòi, khám phá, phát hiện ra những quy luật, tri thức và giải pháp mới hoàn toàn mà trước đó con người chưa biết. Tính mới tương đối đề cập đến sự tìm ra những khía cạnh mới, những phân nhánh mới nhất định trong những mảng mà trước đó con người đã khám phá, phát hiện được bản chất, quy luật của nó.

3. Tính tin cậy: Tính tin cậy của một nghiên cứu thể hiện ở chỗ kết quả nghiên cứu hoặc dữ liệu nghiên cứu đều có khả năng kiểm chứng được. Kết quả thu được giống nhau trong những lần nghiên cứu với điều kiện giống nhau. Để chứng minh tính tin cậy này, người nghiên cứu phải làm rõ những điều kiện, nhân tố và phương tiện thực hiện. Đồng thời tính tin cậy của một nghiên cứu còn thể hiện qua sự rõ ràng, có tài liệu tham khảo,…

4. Tính khách quan: Một nghiên cứu khoa học đảm bảo tính khách quan khi nó thực sự phản ánh các quy luật và bản chất của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, tôn trọng các dữ liệu và thông tin khách quan, được diễn giải, biện chứng và xử lý theo logic khách quan chứ không dựa vào cảm tính chủ quan hoặc thành kiến, định kiến của người nghiên cứu.

5. Tính kế thừa: Quá trình NCKH ngày nay còn là quá trình truyền bá tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Con người khám phá tri thức, mở rộng tri thức và truyền bá nó cho nhau quá thời gian. Do đó, ngày nay hầu như không có nghiên cứu nào bắt đầu từ con số 0 mà đều phải kế thừa những thành quả.

6. Tính rủi ro: Một nghiên cứu khoa học có thể thành công hay có thể thất bại, đó chính là tính rủi ro của nghiên cứu. Tuy nhiên, tính rủi ro và mạo hiểm trong nghiên cứu là một động lực thúc đẩy sự phát triển của khoa học, đôi khi người nghiên cứu phải dũng cảm chấp nhận tính rủi ro để tìm ra được cái mới.

Vui lòng xem Video Clip tại đây:

https://www.youtube.com/watch?v=ga0gZRZRZx8

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁC THÀNH TỐ TRONG DẠY HỌC

Khi chuẩn bị dạy học, người dạy cần quan tâm đến các thành tố trong dạy học. Người dạy cần định hình, chuẩn bị các thành tố này để triển khai dạy học đạt hiệu quả. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp cũng vậy. Vậy, các thành tố đó là gì? 1. Mục tiêu: người dạy thiết lập mục tiêu dạy học, gắn kết với năng lực của người học, đảm bảo tính vừa sức, hợp lý, để người học có thể đạt được sau khi hoàn thành giờ học / bài học. Mục tiêu cần cụ thể; có thể đo lường được; khả thi; có khả năng đạt được và có giới hạn về thời gian. 2. Nội dung: đây là thành tố quan trọng trong giờ dạy. Cho dù có những thông tin bên lề, thì trọng tâm chính, nội dung chính vẫn phải có. Nội dung dạy học thuộc chương trình môn học hoặc mô đun. Sau 1 giờ học, người học phải thu nhận được những nội dung chuyên môn, liên quan đến nghề nghiệp. 3. Phương pháp dạy học: hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy học được chuyển thành hoạt động dạy học. Trọng tâm ...

THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI DẠY THỰC HÀNH

Bài dạy thực hành là bài dạy nhằm hướng dẫn người học giải quyết công việc, hình thành kỹ năng nghề (tay nghề). Để thiết kế, biên soạn bài dạy thực hành, người dạy cần lưu ý: 1. Bài dạy phải thuộc chương trình mô đun: với bài lý thuyết, nội dung thuộc chương trình môn học, thì bài thực hành, nội dung thuộc chương trình mô đun. Khi đề cập đến “mô đun”, tức là nghiêng về thực hành. Lý thuyết cho mô đun là có, nhưng không nhiều. Như vậy, mô đun ở đây là mô đun thực hành nghề, thuộc chương trình đào tạo của nghề. 2. Phù hợp với quy trình: nếu như nội dung bài dạy lý thuyết là cung cấp những thông tin, thì bài dạy thực hành phải có quy trình. Người dạy xây dựng quy trình để giải quyết 1 công việc và tất nhiên phải gắn với nội dung học tập. Một quy trình gồm nhiều bước và trong quá trình học, người học cần tuân theo quy trình để giải quyết công việc. 3. Các bước công việc logic: người dạy là người xây dựng quy trình gồm nhiều bước để giải quyết 1 công việc. Với mỗi công việc, có t...

VIẾT MỤC TIÊU VỀ THÁI ĐỘ

Cho dù là giáo án nào trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thì cũng đều phải có thành tố mục tiêu về thái độ. Những năm gần đây, thành tố “thái độ” được chuyển thành thành tố “năng lực tự chủ và trách nhiệm”. Như vậy, người dạy xây dựng mục tiêu và mong muốn người học đạt được sau buổi học / giờ học. Sau khi học xong giờ học đó, người học có được kỹ năng “mềm” nào, ngoài kỹ năng “cứng” là kỹ năng nghề nghiệp / kỹ năng chuyên môn? Để viết mục tiêu cho thành tố này cũng phải bắt đầu bằng động từ cụ thể, không chung chung. Các động từ thường dùng là: 1. Chấp nhận; Tuân thủ; Lắng nghe: như vậy, trong quá trình học tập, người học cần phải tuân thủ việc thực hiện quy trình thực hành. Bên cạnh đó, có thể là, chấp hành các quy định về vệ sinh công nghiệp; an toàn lao động; an toàn vệ sinh thực phẩm;…Kỹ năng lắng nghe cũng là kỹ năng không thể thiếu với mỗi bạn trẻ. Lắng nghe để hiểu, để làm, để thành công. 2. Phối hợp; Tán thành; Bày tỏ: trong quá trình thực hiện công việc, người học kh...