Chuyển đến nội dung chính

BẢO VỆ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Buổi bảo vệ kết quả nghiên cứu thường được tiến hành dưới dạng một buổi nghiệm thu đề tài hoặc một buổi bảo vệ luận văn/ đề tài/ luận án với một hội đồng bao gồm chủ tịch hội đồng, các phản biện, các ủy viên hội đồng. Sau khi chủ tịch hội đồng giới thiệu lí do, trình bày các quyết định tổ chức hội đồng, người bảo vệ đề tài sẽ trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu của mình trong vòng từ 20 đến 30 phút. Bài bảo vệ thông thường được chuẩn bị trên phần mềm powerpoint, với nội dung tóm tắt tất cả các kết quả nghiên cứu chính, quan trọng nhất. Cách trình bày súc tích, sử dụng văn phong khoa học, sử dụng từ khóa, có hình ảnh, bảng biểu minh họa dễ nhìn, dễ nhận diện, có thể sử dụng các sơ đồ, kỹ thuật sơ đồ hóa để minh họa trực quan cho các ý. Các phản biện và các thành viên hội đồng đưa ra các nhận xét, chất vấn; Người bảo vệ đề tài trả lời các câu hỏi; Chủ tịch hội đồng đưa ra kết luận đánh giá về chất lượng đề tài. Cụ thể:

- Sau phần thủ tục mở đầu (chủ tịch hội đồng đọc quyết định thành lập hội đồng, giới thiệu các thành viên hội đồng nghiệm thu/ hội đồng xét duyệt luận văn, giới thiệu tên người bảo vệ kết quả nghiên cứu), người nghiên cứu trình bày những thông tin cơ bản về đề tài nghiên cứu của mình: Tên đề tài, lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi của đề tài, dàn ý nghiên cứu, các ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.

- Tiếp theo, người nghiên cứu trình bày ngắn gọn, súc tích những kết quả nghiên cứu chính có liên quan tới cơ sở lí luận của đề tài, các cơ sở thực trạng được tìm thấy, các giải pháp và kết quả thực nghiệm (nếu có) của nghiên cứu.

- Cuối cùng, người nghiên cứu đưa ra các kết luận, đề nghị dựa trên các kết quả nghiên cứu.

- Các thành viên hội đồng nghiệm thu (bao gồm các phản biện và các thành viên hội đồng) đưa ra các nhận xét và các câu hỏi chất vấn để thẩm định tính khoa học, tính tin cậy, tính chính xác của nghiên cứu. Người nghiên cứu trả lời các câu hỏi để bảo vệ các quan điểm khoa học của mình.

- Các thành viên hội đồng đánh giá độc lập về đề tài nghiên cứu. Sau đó, hội đồng có thể thảo luận và thống nhất hoặc bỏ phiếu. Thư ký hội đồng ghi nhận các kết quả đánh giá và tổng kết điểm/ kết quả nhận xét.

- Chủ tịch hội đồng công bố kết quả, đưa ra các kết luận cuối cùng về kết quả bảo vệ đề tài.

Vui lòng xem Video Clip tại đây:

https://www.youtube.com/watch?v=_OKW9uDPzN0&t=117s

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁC THÀNH TỐ TRONG DẠY HỌC

Khi chuẩn bị dạy học, người dạy cần quan tâm đến các thành tố trong dạy học. Người dạy cần định hình, chuẩn bị các thành tố này để triển khai dạy học đạt hiệu quả. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp cũng vậy. Vậy, các thành tố đó là gì? 1. Mục tiêu: người dạy thiết lập mục tiêu dạy học, gắn kết với năng lực của người học, đảm bảo tính vừa sức, hợp lý, để người học có thể đạt được sau khi hoàn thành giờ học / bài học. Mục tiêu cần cụ thể; có thể đo lường được; khả thi; có khả năng đạt được và có giới hạn về thời gian. 2. Nội dung: đây là thành tố quan trọng trong giờ dạy. Cho dù có những thông tin bên lề, thì trọng tâm chính, nội dung chính vẫn phải có. Nội dung dạy học thuộc chương trình môn học hoặc mô đun. Sau 1 giờ học, người học phải thu nhận được những nội dung chuyên môn, liên quan đến nghề nghiệp. 3. Phương pháp dạy học: hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy học được chuyển thành hoạt động dạy học. Trọng tâm ...

THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI DẠY THỰC HÀNH

Bài dạy thực hành là bài dạy nhằm hướng dẫn người học giải quyết công việc, hình thành kỹ năng nghề (tay nghề). Để thiết kế, biên soạn bài dạy thực hành, người dạy cần lưu ý: 1. Bài dạy phải thuộc chương trình mô đun: với bài lý thuyết, nội dung thuộc chương trình môn học, thì bài thực hành, nội dung thuộc chương trình mô đun. Khi đề cập đến “mô đun”, tức là nghiêng về thực hành. Lý thuyết cho mô đun là có, nhưng không nhiều. Như vậy, mô đun ở đây là mô đun thực hành nghề, thuộc chương trình đào tạo của nghề. 2. Phù hợp với quy trình: nếu như nội dung bài dạy lý thuyết là cung cấp những thông tin, thì bài dạy thực hành phải có quy trình. Người dạy xây dựng quy trình để giải quyết 1 công việc và tất nhiên phải gắn với nội dung học tập. Một quy trình gồm nhiều bước và trong quá trình học, người học cần tuân theo quy trình để giải quyết công việc. 3. Các bước công việc logic: người dạy là người xây dựng quy trình gồm nhiều bước để giải quyết 1 công việc. Với mỗi công việc, có t...

VIẾT MỤC TIÊU VỀ THÁI ĐỘ

Cho dù là giáo án nào trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thì cũng đều phải có thành tố mục tiêu về thái độ. Những năm gần đây, thành tố “thái độ” được chuyển thành thành tố “năng lực tự chủ và trách nhiệm”. Như vậy, người dạy xây dựng mục tiêu và mong muốn người học đạt được sau buổi học / giờ học. Sau khi học xong giờ học đó, người học có được kỹ năng “mềm” nào, ngoài kỹ năng “cứng” là kỹ năng nghề nghiệp / kỹ năng chuyên môn? Để viết mục tiêu cho thành tố này cũng phải bắt đầu bằng động từ cụ thể, không chung chung. Các động từ thường dùng là: 1. Chấp nhận; Tuân thủ; Lắng nghe: như vậy, trong quá trình học tập, người học cần phải tuân thủ việc thực hiện quy trình thực hành. Bên cạnh đó, có thể là, chấp hành các quy định về vệ sinh công nghiệp; an toàn lao động; an toàn vệ sinh thực phẩm;…Kỹ năng lắng nghe cũng là kỹ năng không thể thiếu với mỗi bạn trẻ. Lắng nghe để hiểu, để làm, để thành công. 2. Phối hợp; Tán thành; Bày tỏ: trong quá trình thực hiện công việc, người học kh...