Với vai trò là một khâu
trong tiến trình tổ chức dạy học trong môi trường số, bài kiểm tra - đánh giá cần
được thiết kế dựa trên các yêu cầu sư phạm nhằm thực hiện tốt chức năng thuộc cấu
trúc bên trong của một bài giảng số, cũng như là cầu nối tương tác có phản hồi
giữa người học và nội dung dạy học.
- Tính mục
tiêu: bài kiểm tra - đánh giá được xây dựng với cấu trúc nội
dung định hướng mục tiêu, chuẩn đầu ra của môn học/ mô-đun, đáp ứng một tập hợp
chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
- Tính phù hợp
nội dung: cấu trúc nội dung bài kiểm tra - đánh giá cần bao
quát nội dung dạy học tổng thể, có chú ý các nội dung cốt lõi, đảm bảo sự vận động
phát triển của nội dung khi người học làm bài kiểm tra.
- Tính vừa sức:
mức độ bài kiểm tra - đánh giá đáp ứng yêu cầu của trình độ đào tạo, đặc điểm
bên trong của bài kiểm tra, đặc điểm phát triển của người học.
- Tính khách
quan: các khâu biên soạn, tổ chức kiểm tra, thực hiện đánh
giá phải được thực hiện công tâm, minh bạch, không chịu sự tác động của người tổ
chức cũng như thực hiện kiểm tra - đánh giá.
- Tính toàn diện:
khi thực hiện kiểm tra - đánh giá trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cần đánh
giá theo xu hướng tích hợp các kiến thức, kỹ năng cốt lõi với ý thức sự phát
triển liên quan lĩnh vực nội dung kiểm tra - đánh giá nhằm hình thành năng lực
tự chủ và trách nhiệm ở người học để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ trong thực
tiễn nghề nghiệp liên quan.
- Tính kế hoạch:
các bài kiểm tra - đánh giá thường xuyên cũng như định kỳ cần được lập kế hoạch
dựa trên qui định trong chương trình môn học/ mô-đun cũng như sự vận động phát
triển của nội dung dạy học trong tiến trình dạy học nhằm đảm bảo sự phân bổ thời
gian hợp lý cho hoạt động của giảng viên/ người hướng dẫn, người học; con đường
lĩnh hội, tích lũy kiến thức, hình thành kỹ năng, năng lực ở người học.
- Tính hệ thống:
xác định hệ thống bài kiểm tra - đánh giá với các hình thức nội dung, tổ chức,
thực hiện để hoạt động kiểm tra - đánh giá được thực hiện khoa học, đúng qui định,
thực hiện tốt các chức năng của kiểm tra - đánh giá.
- Tính hỗ trợ
hoạt động học: bên cạnh các hoạt động học qua lắng nghe,
quan sát trực quan, học tập cộng tác, … thì hoạt động học dựa trên bài kiểm tra
là một điểm mới cần quan tâm để hoạt động kiểm tra - đánh giá.
https://www.youtube.com/watch?v=sJ18ytC4ekc&t=207s
Nhận xét
Đăng nhận xét