Chuyển đến nội dung chính

KHÁI NIỆM VỀ DẠY HỌC SỐ

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kỷ nguyên Internet of things (IoTs), chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục nói riêng thì thuật ngữ “dạy học số (digital teaching and learning)” được dùng như là một thành phần tồn tại song song với dạy học truyền thống (dạy học giáp mặt), với chức năng kết hợp, thay thế một phần hoặc toàn phần dạy học truyền thống, góp phần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học hỗ trợ quá trình đổi mới căn bản và toàn diện lĩnh vực giáo dục nói chung và dạy học nói riêng.

Theo tổng hợp và biên tập của nhóm nghiên cứu công nghệ và phương tiện dạy học thì: “Dạy học số không chỉ là áp dụng các công nghệ kỹ thuật số để giảng dạy, mà còn là một tiếp cận về phương pháp dạy học sử dụng những phương tiện kỹ thuật số. Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật số trong dạy học cũng như lựa chọn thời điểm sử dụng để đạt được hiệu quả dạy học là yếu tố quan trọng của dạy học số. Dạy học số là tiếp cận về phương pháp dạy học có ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong tổ chức hoạt động dạy học. Dạy học số có thể được áp dụng ở các hình thức dạy học khác nhau như: trực tuyến, giáp mặt và kết hợp. Tất nhiên, dạy học số không phải làm lu mờ đi vai trò của giảng viên, trái lại giảng viên vẫn luôn là người định hướng và hỗ trợ người học tiếp cận nội dung học tập và giúp họ có quá trình học tập hiệu quả.

Nội dung môi trường học tập số: “Quá trình tương tác của người học với các sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI), ứng dụng Robot trong dạy học, công nghệ nhận diện khuôn mặt (Face recognition), tâm trắc (Biometrics), nhận diện cảm xúc (Emotive recognition),… sẽ tạo ra các cơ hội tiếp cận thông tin mới mẻ, đa dạng và hiệu quả hơn đối với học tập cá nhân hóa. Với những học phần đặc biệt, ứng dụng thực tế ảo (VR)/ thực tế tăng cường (AR)/ thực tế hỗn hợp (MR)/ thực tế tạo ảnh (CR),… sẽ tạo ra các cơ hội tương tác trong không gian vật chất/ ảo, đa chiều, tăng khả năng tiếp cận, xử lí thông tin; mở rộng không gian, môi trường học tập; phát triển năng lực tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề của cả người học và người dạy, qua đó chất lượng dạy và học không ngừng được tăng lên”.

Từ phân tích nội hàm của quan niệm về dạy học số, môi trường dạy học số vừa trích dẫn, có thể nhận định: dạy học số về bản chất là việc ảo hóa một phần hoặc toàn phần của tiến trình dạy học truyền thống bằng các công nghệ ảo hóa phổ biến hiện nay, tiến trình dạy học cho nội dung ảo hóa được thực hiện bằng chuyển đổi số - số hóa logic tiến trình dạy học sử dụng các phương tiện truyền thông số để mang thông tin nội dung dạy học và truyền tải đến người học thông qua các nền tảng có kết nối mạng.

Vui lòng xem Video Clip tại đây:

https://www.youtube.com/watch?v=8EpAzxqsdo4&t=118s

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁC THÀNH TỐ TRONG DẠY HỌC

Khi chuẩn bị dạy học, người dạy cần quan tâm đến các thành tố trong dạy học. Người dạy cần định hình, chuẩn bị các thành tố này để triển khai dạy học đạt hiệu quả. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp cũng vậy. Vậy, các thành tố đó là gì? 1. Mục tiêu: người dạy thiết lập mục tiêu dạy học, gắn kết với năng lực của người học, đảm bảo tính vừa sức, hợp lý, để người học có thể đạt được sau khi hoàn thành giờ học / bài học. Mục tiêu cần cụ thể; có thể đo lường được; khả thi; có khả năng đạt được và có giới hạn về thời gian. 2. Nội dung: đây là thành tố quan trọng trong giờ dạy. Cho dù có những thông tin bên lề, thì trọng tâm chính, nội dung chính vẫn phải có. Nội dung dạy học thuộc chương trình môn học hoặc mô đun. Sau 1 giờ học, người học phải thu nhận được những nội dung chuyên môn, liên quan đến nghề nghiệp. 3. Phương pháp dạy học: hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy học được chuyển thành hoạt động dạy học. Trọng tâm ...

THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI DẠY THỰC HÀNH

Bài dạy thực hành là bài dạy nhằm hướng dẫn người học giải quyết công việc, hình thành kỹ năng nghề (tay nghề). Để thiết kế, biên soạn bài dạy thực hành, người dạy cần lưu ý: 1. Bài dạy phải thuộc chương trình mô đun: với bài lý thuyết, nội dung thuộc chương trình môn học, thì bài thực hành, nội dung thuộc chương trình mô đun. Khi đề cập đến “mô đun”, tức là nghiêng về thực hành. Lý thuyết cho mô đun là có, nhưng không nhiều. Như vậy, mô đun ở đây là mô đun thực hành nghề, thuộc chương trình đào tạo của nghề. 2. Phù hợp với quy trình: nếu như nội dung bài dạy lý thuyết là cung cấp những thông tin, thì bài dạy thực hành phải có quy trình. Người dạy xây dựng quy trình để giải quyết 1 công việc và tất nhiên phải gắn với nội dung học tập. Một quy trình gồm nhiều bước và trong quá trình học, người học cần tuân theo quy trình để giải quyết công việc. 3. Các bước công việc logic: người dạy là người xây dựng quy trình gồm nhiều bước để giải quyết 1 công việc. Với mỗi công việc, có t...

VIẾT MỤC TIÊU VỀ THÁI ĐỘ

Cho dù là giáo án nào trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thì cũng đều phải có thành tố mục tiêu về thái độ. Những năm gần đây, thành tố “thái độ” được chuyển thành thành tố “năng lực tự chủ và trách nhiệm”. Như vậy, người dạy xây dựng mục tiêu và mong muốn người học đạt được sau buổi học / giờ học. Sau khi học xong giờ học đó, người học có được kỹ năng “mềm” nào, ngoài kỹ năng “cứng” là kỹ năng nghề nghiệp / kỹ năng chuyên môn? Để viết mục tiêu cho thành tố này cũng phải bắt đầu bằng động từ cụ thể, không chung chung. Các động từ thường dùng là: 1. Chấp nhận; Tuân thủ; Lắng nghe: như vậy, trong quá trình học tập, người học cần phải tuân thủ việc thực hiện quy trình thực hành. Bên cạnh đó, có thể là, chấp hành các quy định về vệ sinh công nghiệp; an toàn lao động; an toàn vệ sinh thực phẩm;…Kỹ năng lắng nghe cũng là kỹ năng không thể thiếu với mỗi bạn trẻ. Lắng nghe để hiểu, để làm, để thành công. 2. Phối hợp; Tán thành; Bày tỏ: trong quá trình thực hiện công việc, người học kh...