Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2023

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC SỐ

Đánh giá thường xuyên: Đánh giá thường xuyên (đánh giá quá trình) là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học môn học/ mô-đun, hoạt động đánh giá này cung cấp thông tin phản hồi cho giảng viên/ người hướng dẫn và người học với mục tiêu xác định mức độ đạt được của người học trong tiến trình học môn học nhằm thay đổi hoạt động học cho phù hợp. Các hình thức đánh giá thường xuyên được qui định trong Công văn số: 1301/LĐTBXH-TCGDNN về việc hướng dẫn thực hiện quản lý, tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá trong đào tạo trực tuyến. Cụ thể, kiểm tra thường xuyên trực tuyến được thực hiện bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc bằng các hình thức kiểm tra, đánh giá khác do nhà giáo giảng dạy tự quyết định. Đánh giá định kỳ: Đánh giá định kì (đánh giá giữa kỳ/ đánh giá kết thúc) là hoạt động đánh giá được thực hiện khi người học hoàn thành một giai đoạn của tiến trình học tập môn học, hoạt động đánh giá này cung cấp thông tin phản hồi cho giảng viên/ người hư...

YÊU CẦU CÔNG NGHỆ CỦA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC SỐ

Bên cạnh các yêu cầu sư phạm nhằm đảm bảo bài kiểm tra - đánh giá thực hiện đúng chức năng của một khâu trong logic tiến trình bài giảng trên môi trường học tập số. Các yêu cầu về công nghệ sẽ hỗ trợ không gian soạn thảo, xuất bản các bài kiểm tra - đánh giá dựa trên các quy chuẩn thông dụng để người dùng có thể đọc được trên các trình duyệt web khi có kết nối mạng với các kỳ vọng: sự bảo toàn thông tin, an toàn thông tin. Các yêu cầu công nghệ đối với bài kiểm tra - đánh ngoài ngoài kỳ vọng này còn hướng đến tuân thủ các qui định của cơ quan chủ quan. Cụ thể là Thông tư số 33/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn. Các qui định này giúp người/ tổ chức được giao quản trị kiểm tra - đánh giá trên hệ thống dạy học số xây dựng các qui định nhằm đảm bảo thực hiện tối ưu hoạt động này, các qui định với mục tiêu: - Hệ thống kiểm tra - đánh giá hoạt động ổn đ...

YÊU CẦU SƯ PHẠM CỦA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC SỐ

Với vai trò là một khâu trong tiến trình tổ chức dạy học trong môi trường số, bài kiểm tra - đánh giá cần được thiết kế dựa trên các yêu cầu sư phạm nhằm thực hiện tốt chức năng thuộc cấu trúc bên trong của một bài giảng số, cũng như là cầu nối tương tác có phản hồi giữa người học và nội dung dạy học. - Tính mục tiêu: bài kiểm tra - đánh giá được xây dựng với cấu trúc nội dung định hướng mục tiêu, chuẩn đầu ra của môn học/ mô-đun, đáp ứng một tập hợp chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. - Tính phù hợp nội dung: cấu trúc nội dung bài kiểm tra - đánh giá cần bao quát nội dung dạy học tổng thể, có chú ý các nội dung cốt lõi, đảm bảo sự vận động phát triển của nội dung khi người học làm bài kiểm tra. - Tính vừa sức: mức độ bài kiểm tra - đánh giá đáp ứng yêu cầu của trình độ đào tạo, đặc điểm bên trong của bài kiểm tra, đặc điểm phát triển của người học. - Tính khách quan: các khâu biên soạn, tổ chức kiểm tra, thực hiện đánh giá phải được thực hiện công tâm, minh bạch, không c...

NGUYÊN TẮC DẠY HỌC SỐ

- Nội dung dạy học trực tuyến phải đáp ứng mức độ cần đạt hoặc yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục. - Bảo đảm các điều kiện tối thiểu về hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến và đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học trực tuyến. - Tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn thông tin, quy định về dữ liệu, thông tin cá nhân, sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật. - Nguyên tắc vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo thể hiện ở sự phán đoán của người học - hành động của người học - sự phản hồi của người học để xây dựng kiến thức trong môi trường học tập số. Nguyên tắc cũng gợi mở cách để người học tự xây dựng kiến thức của riêng họ khi được học trong nền tảng đa kết nối. - Nguyên tắc định hướng mục tiêu: cả lý thuyết sư phạm và tâm lý học đều công nhận tầm quan trọng của mục tiêu trong nhận thức và học tập. - Nguyên tắc thiết kế dạy học: con đường logic của các bước thiết kế học tập số, đó là thiết kế mục tiêu, thiết kế nội dung, thiết kế hoạt động học, thiết ...

MÔ HÌNH DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

1. Mô hình học trực tuyến trực tiếp:   Người học tương tác đồng thời với giảng viên / người hướng dẫn thông qua một nền tảng công nghệ số. 2.  Mô hình học trực tuyến gián tiếp:   Người học tương tác không đồng thời với giảng viên / người hướng dẫn thông qua một nền tảng công nghệ số. Khi học bài học được thiết kế theo mô hình này, người học thể hiện khả năng tự học, khả năng cộng tác với bạn học thông qua môi trường giao tiếp trên các nền tảng công nghệ số. 3.  Mô hình học kết hợp:   Người học được hướng dẫn học một số nội dung thông qua các hình thức như xem E-Book, xem video bài đọc trên hệ thống quản lý học tập để bước đầu tiếp cận tri thức. Người học được yêu cầu tham gia các buổi học trực tiếp thông qua các nền tảng số / trên lớp học giáp mặt để thảo luận trực tiếp với giảng viên / người hướng dẫn để lĩnh hội và phát triển tri thức. 4.  Mô hình học tập Lai:   Người học được hướng dẫn học tập trực tuyến một cách linh hoạt như là một kênh học tập ng...

YÊU CẦU SƯ PHẠM KHI THIẾT KẾ DẠY HỌC SỐ

1. Thiết kế mục tiêu dạy học số: Mục tiêu dạy học là một thành tố trong cấu trúc của quá trình dạy học, là tập hợp các kỳ vọng mong muốn đạt được ở người học bao gồm: kiến thức, kỹ năng, ý thức sự phát triển. Các mục tiêu học tập cần đảm bảo nguyên tắc SMART S - Specific (Chi tiết và cụ thể) M - Measurable (Đo được) A - Attainable (có thể đạt được) R - Result Oriented (hướng đến sản phẩm/ kết quả) T - Time-bound (giới hạn thời gian) 2. Thiết kế nội dung dạy học số: Nội dung dạy học là một thành tố trong cấu trúc của quá trình dạy học, là tập hợp các kiến thức, kỹ năng, năng lực, ý thức nghề nghiệp cần trang bị cho người học để đạt được yêu cầu của trình độ mong đợi. Nội dung dạy học được mô tả trong đề cương chi tiết các môn học trong chương trình giáo dục/ đào tạo/ bồi dưỡng. Quá trình dạy học số là quá trình dạy học có các đặc điểm là: sự ảo hóa một phần hoặc toàn phần quá trình dạy học giáp mặt tùy thuộc vào chiến lược dạy học theo mô hình dạy học được cơ sở đào tạo/ ngư...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DẠY HỌC SỐ

- Nguồn lực phát triển dạy học số, sự đáp ứng của hệ thống dạy học số, sự chuẩn hóa học liệu số có ảnh hưởng đến thực tiễn triển khai hoạt động này tại các cơ sở giáo dục. Hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã đề cập đến việc chuyển đổi số trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nhiều hoạt động vẫn còn đang rất chậm. Nhiều nhà trường vẫn còn đang xây dựng và điều chỉnh chương trình và hoàn toàn không có học liệu số để triển khai giảng dạy và đánh giá. Việc thiết kế học liệu số vẫn chưa có những thống nhất, đồng bộ. - Sự đáp ứng của tư duy công nghệ số chưa kịp thời trong quá trình thiết kế và tổ chức dạy học số. Nhiều giảng viên và giáo viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn đang còn dùng chủ yếu là bảng – phấn. Việc tiếp cận với công nghệ mới chưa thật sự mạnh mẽ bởi nhiều lý do. Đó có thể là tư duy trong dạy nghề vẫn chủ yếu là “cầm tay chỉ việc”. Hoặc cũng có thể là tư duy ngại thay đổi, vẫn theo lối mòn. - Sự phù hợp của những chính sách, quy định và hướng dẫn thực hiện nhằ...

KHÁI NIỆM VỀ DẠY HỌC SỐ

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kỷ nguyên Internet of things (IoTs), chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục nói riêng thì thuật ngữ “dạy học số (digital teaching and learning)” được dùng như là một thành phần tồn tại song song với dạy học truyền thống (dạy học giáp mặt), với chức năng kết hợp, thay thế một phần hoặc toàn phần dạy học truyền thống, góp phần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học hỗ trợ quá trình đổi mới căn bản và toàn diện lĩnh vực giáo dục nói chung và dạy học nói riêng. Theo tổng hợp và biên tập của nhóm nghiên cứu công nghệ và phương tiện dạy học thì: “Dạy học số không chỉ là áp dụng các công nghệ kỹ thuật số để giảng dạy, mà còn là một tiếp cận về phương pháp dạy học sử dụng những phương tiện kỹ thuật số. Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật số trong dạy học cũng như lựa chọn thời điểm sử dụng để đạt được hiệu quả dạy học là yếu tố quan trọng của dạy học số. Dạy học số là tiếp cận về phương pháp dạy học có ứng dụng công nghệ...