Chuyển đến nội dung chính

THIẾT KẾ BÀI KIỂM TRA VIẾT

Khái niệm: Kiểm tra viết là hình thức kiểm tra kiến thức học sinh, đòi hỏi học sinh diễn đạt mức độ hiểu biết về một nội dung bằng cách viết ra giấy trong thời gian nhất định. Thời gian ấn định phụ thuộc vào nội dung câu hỏi, tầm quan trọng và mục đích của bài kiểm tra viết.

Trường hợp sử dụng: Kiểm tra đầu giờ học để đánh giá sự tiếp thu bài cũ hoặc để xác định được kiến thức nền tảng của người học. Kiểm tra cuối giờ học, cuối bài, cuối chương, cuối một phần nội dung... để đánh giá mức độ tiếp thu của người học, đánh giá sự chuyên cần và có thông tin phản hồi để kịp thời điều chỉnh. Kiểm tra kết thúc môn học, chương trình học để đánh giá tổng kết.

Phân loại: Kiểm tra viết gồm 2 loại: Luận đề và câu hỏi ngắn. Kiểm tra viết loại luận đề: Câu hỏi luận đề là một đề tài về một vấn đề trong chương trình môn học. Học sinh phải sắp xếp bố cục hợp lý, bao gồm nhập đề, thân bài và kết luận rõ ràng. Thời gian làm bài kiểm tra viết từ 1 - 3 giờ. Kiểm tra viết loại câu hỏi ngắn: Đề kiểm tra viết gồm một số câu hỏi ngắn. Mỗi câu hỏi đề cập một nội dung cụ thể trong bài học. Thời gian trả lời mỗi câu hỏi khoảng 10 - 15 phút.

Đặc điểm của câu hỏi kiểm tra viết: Mỗi câu hỏi kiểm tra đòi hỏi học sinh diễn đạt ý tưởng bằng ngôn ngữ viết qua cách hành văn của mình. Câu hỏi ngắn nhưng đòi hỏi học sinh trả lời triển khai chi tiết theo từng ý chính. Đối với câu hỏi viết loại luận đề, khi làm bài phải hình thành cấu trúc chặt chẽ và logic. Khi làm bài, học sinh bố trí thời gian nhiều để nhớ lại, suy nghĩ và viết.

Ưu điểm – hạn chế của kiểm tra viết: Kiểm tra viết có một số ưu điểm sau: Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra toàn thể học sinh trong lớp về một số nội dung nhất định trong chương trình môn học. Học sinh có đủ thời gian độc lập suy nghĩ, vận dụng kiến thức và trình bày đầy đủ hiểu biết, đồng thời phát huy được năng lực sáng tạo của người học. Hạn chế của kiểm tra viết: Nội dung của các câu hỏi kiểm tra không bao quát hết toàn bộ chương trình môn học, thường tập trung vào một số nội dung nhất định, học sinh dễ học tủ. Câu hỏi viết loại luận đề đòi hỏi thang điểm phức tạp, khó đánh giá khách quan. Yếu tố ngoại lai như cách trình bày, chữ viết của học sinh ảnh hưởng một phần đến kết quả.

Một số gợi ý và yêu cầu khi sử dụng phương pháp kiểm tra viết: Xác định rõ mục tiêu cần đánh giá và tiên lượng khả năng của học viên để xác định thời gian và câu hỏi phù hợp cho bài thi. Cần đảm bảo các câu hỏi phải phù hợp với mục tiêu học tập và nội dung đã dạy. Các câu hỏi phải lưu ý đến độ khó và độ phức tạp. Sử dụng câu hỏi khuyến khích tư duy độc lập sáng tạo của người học.

Vui lòng xem Video Clip tại đây

https://www.youtube.com/watch?v=9YVn7Pg7KGg&t=88s

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁC THÀNH TỐ TRONG DẠY HỌC

Khi chuẩn bị dạy học, người dạy cần quan tâm đến các thành tố trong dạy học. Người dạy cần định hình, chuẩn bị các thành tố này để triển khai dạy học đạt hiệu quả. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp cũng vậy. Vậy, các thành tố đó là gì? 1. Mục tiêu: người dạy thiết lập mục tiêu dạy học, gắn kết với năng lực của người học, đảm bảo tính vừa sức, hợp lý, để người học có thể đạt được sau khi hoàn thành giờ học / bài học. Mục tiêu cần cụ thể; có thể đo lường được; khả thi; có khả năng đạt được và có giới hạn về thời gian. 2. Nội dung: đây là thành tố quan trọng trong giờ dạy. Cho dù có những thông tin bên lề, thì trọng tâm chính, nội dung chính vẫn phải có. Nội dung dạy học thuộc chương trình môn học hoặc mô đun. Sau 1 giờ học, người học phải thu nhận được những nội dung chuyên môn, liên quan đến nghề nghiệp. 3. Phương pháp dạy học: hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy học được chuyển thành hoạt động dạy học. Trọng tâm ...

THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI DẠY THỰC HÀNH

Bài dạy thực hành là bài dạy nhằm hướng dẫn người học giải quyết công việc, hình thành kỹ năng nghề (tay nghề). Để thiết kế, biên soạn bài dạy thực hành, người dạy cần lưu ý: 1. Bài dạy phải thuộc chương trình mô đun: với bài lý thuyết, nội dung thuộc chương trình môn học, thì bài thực hành, nội dung thuộc chương trình mô đun. Khi đề cập đến “mô đun”, tức là nghiêng về thực hành. Lý thuyết cho mô đun là có, nhưng không nhiều. Như vậy, mô đun ở đây là mô đun thực hành nghề, thuộc chương trình đào tạo của nghề. 2. Phù hợp với quy trình: nếu như nội dung bài dạy lý thuyết là cung cấp những thông tin, thì bài dạy thực hành phải có quy trình. Người dạy xây dựng quy trình để giải quyết 1 công việc và tất nhiên phải gắn với nội dung học tập. Một quy trình gồm nhiều bước và trong quá trình học, người học cần tuân theo quy trình để giải quyết công việc. 3. Các bước công việc logic: người dạy là người xây dựng quy trình gồm nhiều bước để giải quyết 1 công việc. Với mỗi công việc, có t...

VIẾT MỤC TIÊU VỀ THÁI ĐỘ

Cho dù là giáo án nào trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thì cũng đều phải có thành tố mục tiêu về thái độ. Những năm gần đây, thành tố “thái độ” được chuyển thành thành tố “năng lực tự chủ và trách nhiệm”. Như vậy, người dạy xây dựng mục tiêu và mong muốn người học đạt được sau buổi học / giờ học. Sau khi học xong giờ học đó, người học có được kỹ năng “mềm” nào, ngoài kỹ năng “cứng” là kỹ năng nghề nghiệp / kỹ năng chuyên môn? Để viết mục tiêu cho thành tố này cũng phải bắt đầu bằng động từ cụ thể, không chung chung. Các động từ thường dùng là: 1. Chấp nhận; Tuân thủ; Lắng nghe: như vậy, trong quá trình học tập, người học cần phải tuân thủ việc thực hiện quy trình thực hành. Bên cạnh đó, có thể là, chấp hành các quy định về vệ sinh công nghiệp; an toàn lao động; an toàn vệ sinh thực phẩm;…Kỹ năng lắng nghe cũng là kỹ năng không thể thiếu với mỗi bạn trẻ. Lắng nghe để hiểu, để làm, để thành công. 2. Phối hợp; Tán thành; Bày tỏ: trong quá trình thực hiện công việc, người học kh...