Khái niệm: Trắc
nghiệm là một dụng cụ hay một phương thức hệ thống nhằm đo lường một mẫu các động
thái để trả lời cho câu hỏi “Thành tích của cá nhân như thế nào, so sánh với những
người khác hay so với một lĩnh vực các nhiệm vụ học tập được dự kiến?” (Dương
Thiệu Tống, 2005)
Đặc điểm cơ bản
của trắc nghiệm: Trắc nghiệm thành tích học tập với tính
cách là một công cụ để khảo sát trình độ học tập của học sinh, có 2 đặc điểm cơ
bản: tính tin cậy và tính giá trị.
Ưu và nhược điểm:
Ưu điểm: Độ tin cậy cao. Bài chấm nhanh, có thể chấm bằng máy. Điểm số chính
xác. Tính giá trị chương trình cao. Nhược điểm: Không khảo sát được diễn biến
tư duy của HS khi làm bài mà chỉ đánh giá được kết quả của tư duy. Khó soạn (đặc
biệt những câu có giá trị đồng đều). Tốn nhiều công sức, thời gian, kinh phí
khi soạn. HS có khuynh hướng đoán mò khi làm bài.
Phân loại: TN
Đúng – Sai, TN nhiều lựa chọn, TN ghép hợp, TN điền khuyết.
Soạn thảo câu
trắc nghiệm: Dựa vào mục tiêu, bảng phân tích nội
dung, bảng qui định 2 chiều soạn thảo ra các câu trắc nghiệm phù hợp. Thông thường
có 4 loại hình thức câu trắc nghiệm thông dụng: Trắc nghiệm Đúng – Sai; Trắc
nghiệm nhiều lựa chọn; Trắc nghiệm ghép hợp; Trắc nghiệm điền khuyết. Trong đó
loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn được ưu tiên sử dụng vì nó có ưu điểm là có thể
phục vụ một cách có hiệu quả cho việc đo lường. Lựa chọn các ý tưởng quan trọng
và viết các ý tưởng đó ra một cách rõ ràng để làm căn bản cho việc soạn các câu
trắc nghiệm. Chọn các ý tưởng và viết câu trắc nghiệm sao cho có thể tối đa hóa
khả năng phân biệt học sinh giỏi và học sinh kém. Nên soạn các câu trắc nghiệm
trên giấy nháp và sắp xếp theo thứ tự hợp lý. Phần “gốc” của các câu trắc nghiệm
cần phải đặt vấn đề một cách ngắn gọn và sáng sủa. Phần “lựa chọn” gồm một câu
trả lời đúng và nhiều câu trả lời sai, các câu này là những “mồi nhử”. Đối với
các câu hỏi trắc nghiệm với mục đích chủ yếu dành cho việc giảng dạy của giáo
viên và việc tự học thì ta nên chú ý đến những mồi nhử sao cho đó là những sai
lầm của sinh viên thường mắc phải hoặc là những cách suy luận thông thường mà
người học mắc phải.
Tổ chức kiểm
tra trắc nghiệm: Đề thi nên in ít nhất thành 2 bộ đề khác
nhau về trật tự câu, đáp án và phiếu trả lời riêng. Trong đề thi phải ghi rõ thời
gian làm bài, chỉ dẫn cách làm bài trắc nghiệm. Học sinh phải được báo trước
ngày giờ ấn định cho những bài khảo sát quan trọng và được thông báo về cách
thi.
https://www.youtube.com/watch?v=2drNLxUvsdk
Nhận xét
Đăng nhận xét