Khái niệm: Kiểm
tra thực hành là phương pháp kiểm tra kỹ năng thực hành (kỹ năng tâm vận / sự
thực hiện) của học sinh. Kiểm tra thực hành là phương pháp kiểm tra làm nền tảng
cơ bản để giáo viên đánh giá hiệu quả của tiến trình hoặc quy trình thực hiện của
học sinh và sự thể hiện của học sinh thông qua kết quả sản phẩm. Kiểm tra thực
hành là nhằm đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh đã được rèn luyện.
Phân loại: Kiểm
tra thực hành gồm 2 loại
Kiểm tra thao tác thực
hành và kiểm tra thành phẩm thực hành. Kiểm tra thao tác thực hành: Giáo viên
quan sát, theo dõi học sinh thực hiện các bước thực hành. Kiểm tra về: Thao
tác: Trình tự các bước thực hiện; Kỹ thuật: sử dụng dụng cụ, máy móc, thiết bị
đúng tính năng công dụng và qui cách; Nội qui xưởng: Cách thức tổ chức quá
trình thực hiện sản phẩm. Kiểm tra thành phẩm thực hành: Học sinh được giao thực
hiện công tác phải hoàn tất trong khoảng thời gian nhất định với việc sử dụng
máy móc thiết bị phù hợp. Giáo viên đánh giá sản phẩm theo một tiêu chuẩn kỹ
thuật nhất định như: Hình dáng, kích thước, phẩm chất của thành phẩm đúng theo
quy định. Năng suất công tác, số lượng thành phẩm trong thời gian ấn định.
Ưu điểm – hạn
chế:
Ưu điểm: Có thể đo được những chuẩn đầu ra phức tạp và là phương tiện duy nhất
để kiểm tra đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh mà các loại kiểm tra khác
không thực hiện được. Đánh giá được thái độ lao động của học sinh, nhất là học
sinh học nghề. Có thể đánh giá được cả quá trình thực hiện và kết quả của sự thực
hiện. Hạn chế: Mất nhiều thời gian tổ chức kiểm tra, nhất là thao tác của học
sinh. Đòi hỏi đầy đủ thiết bị, nguyên vật liệu phù hợp với công việc thực hành.
Tính tin cậy của điểm số không cao.
Một số gợi ý
khi sử dụng phương pháp kiểm tra thực hành: Khi thiết kế bài
kiểm tra thực hành nên lưu ý thực hiện 6 công việc sau: Xác định chuẩn đầu ra
quan trọng về mặt kỹ năng nhận thức bậc cao và những kỹ năng tâm vận mà người học
cần đạt được. Chọn hoặc phát triển những công việc tiêu biểu trong nghề có cả
phần kiến thức và kỹ năng phù hợp với chuẩn đầu ra quan trọng mà học sinh đã được
rèn luyện. Tập trung vào mục tiêu chính cần đánh giá. Thiết kế đề kiểm tra
trong đó soạn những yêu cầu, hướng dẫn rõ ràng về bài kiểm tra để học sinh thực
hiện yêu cầu một cách chính xác. Liệt kê dụng cụ thiết bị nguyên vật liệu cho
bài kiểm tra thực hành để dễ dàng tổ chức thi, tránh thiếu sót. Thiết kế phương
pháp đánh giá sản phẩm.
https://www.youtube.com/watch?v=OHLrDSyfPJM
Nhận xét
Đăng nhận xét