Chuyển đến nội dung chính

NỘI DUNG CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Học sinh tốt nghiệp THCS là đủ điều kiện học trung cấp tại trường trung cấp, trường cao đẳng. Và, tại các trường này, nhà trường phân công giáo viên làm công tác giáo viên chủ nhiệm để tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ học sinh trong thời gian học tại trường.

- GVCN phải nghiên cứu đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng; các tri thức khoa học giáo dục để có khả năng vận dụng vào thực tiễn công tác chủ nhiệm một cách sáng tạo.

- GVCN tìm hiểu để hiểu rõ mục tiêu đào tạo, kế hoạch đào tạo của nhà trường và của lớp học sinh mà mình tham gia làm chủ nhiệm; chủ đề giáo dục của năm học,... Trên cơ sở đó, GVCN chủ nhiệm vận dụng thiết kế các hoạt động giáo dục cụ thể cho lớp chủ nhiệm.

- GVCN phải hiểu rõ cơ cấu tổ chức của nhà trường, chức năng của phòng ban, đội ngũ giáo viên giảng dạy,…để thường xuyên nắm bắt về tình hình học tập, liên hệ giúp học sinh giải quyết các vấn đề học tập, tổ chức việc học tập của học sinh một cách phù hợp.

- GVCN tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý cũng như đặc điểm học tập của từng học sinh như sở thích, hứng thú, tính cách, khả năng học, v.v…; và đặc điểm gia đình của học sinh như nghề nghiệp, điều kiện học tập, điều kiện sinh sống, mối quan hệ trong gia đình, sự quan tâm của phụ huynh, v.v…để tìm ra giải pháp tác động nhằm phát triển học sinh. GVCN có thể sử dụng sổ nhật ký công tác chủ nhiệm để lưu lại những thông tin của sự kiện đã xảy ra; lưu lại đặc điểm của từng học sinh và về sự tiến bộ của họ.

- Lập kế hoạch chủ nhiệm cho từng tuần, từng tháng, từng học kỳ, năm học nhằm đảm bảo tính hệ thống, tính kế hoạch trong việc phát triển nhân cách học sinh. Ví dụ như kế hoạch cho các hoạt động học tập/sinh hoạt lớp, hoạt động phong trào chào mừng 20/11, hoạt động sinh hoạt cộng đồng, hoạt động về giáo dục an toàn giao thông, hoạt động về giáo dục giới tính, hoạt động văn nghệ - thể thao, hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, hoạt động đánh giá – khen thưởng, v.v. Khi thực hiện bản kế hoạch cần xác định nội dung công việc thực hiện, thời gian thực hiện/hoàn thành, mục tiêu đạt được, nguồn lực hỗ trợ,… một cách cụ thể. Ngoài ra, điều quan trọng của kế hoạch cho lớp chủ nhiệm là phải phù hợp với mục tiêu, kế hoạch đào tạo của nhà trường.

Ở môi trường mới, xa gia đình, học sinh rất cần đến sự hỗ trợ của chủ nhiệm.

Vui lòng xem Video Clip tại đây

https://www.youtube.com/watch?v=jUU1xCZxx9U&t=60s

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁC THÀNH TỐ TRONG DẠY HỌC

Khi chuẩn bị dạy học, người dạy cần quan tâm đến các thành tố trong dạy học. Người dạy cần định hình, chuẩn bị các thành tố này để triển khai dạy học đạt hiệu quả. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp cũng vậy. Vậy, các thành tố đó là gì? 1. Mục tiêu: người dạy thiết lập mục tiêu dạy học, gắn kết với năng lực của người học, đảm bảo tính vừa sức, hợp lý, để người học có thể đạt được sau khi hoàn thành giờ học / bài học. Mục tiêu cần cụ thể; có thể đo lường được; khả thi; có khả năng đạt được và có giới hạn về thời gian. 2. Nội dung: đây là thành tố quan trọng trong giờ dạy. Cho dù có những thông tin bên lề, thì trọng tâm chính, nội dung chính vẫn phải có. Nội dung dạy học thuộc chương trình môn học hoặc mô đun. Sau 1 giờ học, người học phải thu nhận được những nội dung chuyên môn, liên quan đến nghề nghiệp. 3. Phương pháp dạy học: hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy học được chuyển thành hoạt động dạy học. Trọng tâm ...

THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI DẠY THỰC HÀNH

Bài dạy thực hành là bài dạy nhằm hướng dẫn người học giải quyết công việc, hình thành kỹ năng nghề (tay nghề). Để thiết kế, biên soạn bài dạy thực hành, người dạy cần lưu ý: 1. Bài dạy phải thuộc chương trình mô đun: với bài lý thuyết, nội dung thuộc chương trình môn học, thì bài thực hành, nội dung thuộc chương trình mô đun. Khi đề cập đến “mô đun”, tức là nghiêng về thực hành. Lý thuyết cho mô đun là có, nhưng không nhiều. Như vậy, mô đun ở đây là mô đun thực hành nghề, thuộc chương trình đào tạo của nghề. 2. Phù hợp với quy trình: nếu như nội dung bài dạy lý thuyết là cung cấp những thông tin, thì bài dạy thực hành phải có quy trình. Người dạy xây dựng quy trình để giải quyết 1 công việc và tất nhiên phải gắn với nội dung học tập. Một quy trình gồm nhiều bước và trong quá trình học, người học cần tuân theo quy trình để giải quyết công việc. 3. Các bước công việc logic: người dạy là người xây dựng quy trình gồm nhiều bước để giải quyết 1 công việc. Với mỗi công việc, có t...

VIẾT MỤC TIÊU VỀ THÁI ĐỘ

Cho dù là giáo án nào trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thì cũng đều phải có thành tố mục tiêu về thái độ. Những năm gần đây, thành tố “thái độ” được chuyển thành thành tố “năng lực tự chủ và trách nhiệm”. Như vậy, người dạy xây dựng mục tiêu và mong muốn người học đạt được sau buổi học / giờ học. Sau khi học xong giờ học đó, người học có được kỹ năng “mềm” nào, ngoài kỹ năng “cứng” là kỹ năng nghề nghiệp / kỹ năng chuyên môn? Để viết mục tiêu cho thành tố này cũng phải bắt đầu bằng động từ cụ thể, không chung chung. Các động từ thường dùng là: 1. Chấp nhận; Tuân thủ; Lắng nghe: như vậy, trong quá trình học tập, người học cần phải tuân thủ việc thực hiện quy trình thực hành. Bên cạnh đó, có thể là, chấp hành các quy định về vệ sinh công nghiệp; an toàn lao động; an toàn vệ sinh thực phẩm;…Kỹ năng lắng nghe cũng là kỹ năng không thể thiếu với mỗi bạn trẻ. Lắng nghe để hiểu, để làm, để thành công. 2. Phối hợp; Tán thành; Bày tỏ: trong quá trình thực hiện công việc, người học kh...