- Đánh giá phải đảm bảo tính khách quan: phản
ánh chính xác trình độ của người học về lĩnh vực cần xem xét khi đối chiếu với mục
tiêu đặt ra. Đánh giá khách quan không phụ thuộc vào mong muốn chủ quan của người
đánh giá.
- Đánh giá phải dựa vào mục tiêu dạy học: Các
mục tiêu trong môn học, mô đun được sắp xếp theo từng lĩnh vực như kiến thức, kỹ
năng, năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm kết hợp với việc sắp xếp theo mức
độ từ thấp đến cao theo tiến trình học tập. Do đó, khi thiết kế đánh giá phải đảm
bảo người học đạt được các lĩnh vực học học tập và phù hợp với mức độ mục tiêu.
- Đánh giá phải đảm bảo tính toàn diện: Đánh
giá không những chỉ chú trọng vào kiến thức của học sinh mà còn phải đảm bảo
tính toàn diện, bao quát được tất cả các mặt như kiến thức, kỹ năng tư tưởng
chính trị, tác phong, thái độ về khoa học kỹ thuật phù hợp với mục tiêu đặt ra.
Để đảm bảo tính toàn diện, khi thiết kế đánh giá tất cả các mục tiêu đề ra đều
phải được đánh giá.
- Đánh giá phải thường xuyên và có kế hoạch: Kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo đều vận động và phát triển không ngừng. Do đó, đánh giá phải
được diễn ra thường xuyên để phù hợp với sự phát triển này. Vì vậy, kết quả
đánh giá chỉ có giá trị thực sự ngay trong thời điểm đánh giá. Cho nên, việc
đánh giá chính xác, phải thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình học tập với
nhiều dạng khác nhau. Đánh giá phải có kế hoạch, nghiên cứu thời gian, hình thức
kiểm tra thích hợp. Số lần đánh giá phải đảm bảo đủ theo quy định để có thể
đánh giá chính xác.
- Đánh giá nhằm
cải tiến phương pháp dạy học, hoàn chỉnh chương trình học: Dựa
vào cơ sở kết qủa của kiểm tra và đánh giá, giáo viên và các cơ quan giáo dục
tìm hiểu những tác nhân đưa đến kết quả để phát huy những ưu điểm, sửa chữa nhược
điểm, cải tiến phương pháp giảng dạy và sửa đổi chương trình.
- Đánh giá đảm
bảo công bằng: Đảm bảo tính công bằng là đánh giá phải tạo
cơ hội cho tất cả người học có cơ hội như nhau để thể hiện kết quả học tập và kết
quả đánh giá phải thể hiện đúng kết quả học tập của họ.
- Đánh giá đảm
bảo tính hiệu quả: đánh giá phải phù hợp với công sức và thời
gian tiến hành kiểm tra đánh giá. Thông thường, đánh giá với chi phí ít nhưng đảm
bảo giá trị và tin cậy sẽ hiệu quả.
- Đánh giá đảm
bảo tính phát triển: Đánh giá phải tạo được động lực để thúc đẩy
đối tượng được đánh giá vươn lên, có tác dụng thúc đẩy mặt tốt. Kết quả học tập
trong quá trình học tập thể hiện trình độ nhận thức riêng của người đó.
Vui lòng xem Video Clip tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=VcNiI962UDk&t=45s
Nhận xét
Đăng nhận xét