Bước 1. Xác định
mục đích của đề kiểm tra. Đề kiểm tra là một công cụ dùng để
đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương,
một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ
vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của
chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm
tra cho phù hợp.
Bước 2. Xác định
hình thức đề kiểm tra. Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn
chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội
dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh
giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.
Bước 3. Thiết lập
ma trận đề kiểm tra. Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội
dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận
thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận
dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao). Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ
năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm
của các câu hỏi. Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của
mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định
cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.
Bước 4. Biên soạn
câu hỏi theo ma trận. Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm
bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy
định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm.
Bước 5. Xây dựng
hướng dẫn chấm và thang điểm. Việc xây dựng hướng dẫn
chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu: Nội
dung: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và
dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra. Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các
mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh giá được bài làm của mình.
Bước 6. Xem xét
lại việc biên soạn đề kiểm tra. Sau khi biên soạn xong đề
kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau: Đối chiếu
từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm. Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận
đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Thử đề kiểm tra để
tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng
học sinh. Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
https://www.youtube.com/watch?v=EmEpDjZyD-Y&t=52s
Nhận xét
Đăng nhận xét