Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2023

BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM

- Yêu cầu về đạo đức khoa học: Bài báo cáo thu hoạch phải do chính giáo sinh thực hiện nhằm đánh giá lại quá trình thực hành giảng dạy và kết quả đạt được. Vì vậy, giáo sinh không được sao chép của người khác, trong trường hợp sao chép giáo sinh sẽ bị đánh rớt môn học. - Yêu cầu về cấu trúc thực hiện bài báo cáo thu hoạch Một báo cáo thường có các phần như: (1). Trang tiêu đề: Tên đơn vị; Tiêu đề của báo cáo: “Báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm” hay “Phúc trình thực tập sư phạm”; Tên giáo sinh; Ngày thực hiện (2). Lời cảm ơn: Giáo sinh ghi/bày tỏ lời cảm ơn đến những người đã giúp đỡ mình trong quá trình thực tập. (3). Trang nhận xét dành cho giáo viên hướng dẫn: Trang này được thiết kế nhằm dành cho giáo viên hướng dẫn ghi những nhận xét, đánh giá về kết quả của giáo sinh đạt được của đợt thực tập sư phạm. (4). Mục lục: đưa ra các phần nội dung và phụ lục của báo cáo với số trang tương ứng của nó. Các phần được đánh số bằng hệ thống dấu thập phân. Số phần xuất hiện ở lề trái...

NỘI DUNG CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Học sinh tốt nghiệp THCS là đủ điều kiện học trung cấp tại trường trung cấp, trường cao đẳng. Và, tại các trường này, nhà trường phân công giáo viên làm công tác giáo viên chủ nhiệm để tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ học sinh trong thời gian học tại trường. - GVCN phải nghiên cứu đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng; các tri thức khoa học giáo dục để có khả năng vận dụng vào thực tiễn công tác chủ nhiệm một cách sáng tạo. - GVCN tìm hiểu để hiểu rõ mục tiêu đào tạo, kế hoạch đào tạo của nhà trường và của lớp học sinh mà mình tham gia làm chủ nhiệm; chủ đề giáo dục của năm học,... Trên cơ sở đó, GVCN chủ nhiệm vận dụng thiết kế các hoạt động giáo dục cụ thể cho lớp chủ nhiệm. - GVCN phải hiểu rõ cơ cấu tổ chức của nhà trường, chức năng của phòng ban, đội ngũ giáo viên giảng dạy,…để thường xuyên nắm bắt về tình hình học tập, liên hệ giúp học sinh giải quyết các vấn đề học tập, tổ chức việc học tập của học sinh một cách phù hợp. - GVCN tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý cũng như đặc điểm ...

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Không chỉ trong lĩnh vực giáo dục mà tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng có giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Đây là một nhiệm vụ quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) có vai trò quan trọng trong việc quản lý học tập của người học. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của người học. Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) có chức năng sau đây: - GVCN là người thay mặt hiệu trưởng quản lý giáo dục toàn diện người học; - GVCN là cầu nối giữa ban giám hiệu, các phòng ban, giáo viên bộ môn và tập thể học sinh lớp mình phụ trách; - GVCN là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học sinh; - GVCN là người phối hợp với các tổ chức hoạt động cộng đồng nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm có những nhiệm vụ sau đây: - Thứ nhất, phải xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc đ...

NHỮNG LƯU Ý KHI THỰC TẬP SƯ PHẠM

Để chuẩn bị thực tập sư phạm, người học nghiệp vụ sư phạm cần lưu ý: - Giảng dạy đúng giờ, đủ giờ, đúng thời khóa biểu: Giáo sinh luôn phải tuân thủ theo quy định của nhà trường về giờ giấc, kế hoạch giảng dạy. - Trang phục: Nguyên tắc lựa chọn trang phục cho giáo viên trong môi trường sư phạm là kính đáo, lịch sự, tôn trọng, màu sắc nhã nhặn, gọn gàng, sạch sẽ. Giáo sinh nên tránh mặc quần jean – áo thun đến lớp. Ngoài ra, tùy vào tính chất bài dạy là lý thuyết hay thực hành, giáo sinh chọn trang phục cho phù hợp với công việc. Ví dụ như, bài dạy lý thuyết giáo sinh nữ có thể mặc áo dài hay trang phục công sở như quần tây-sơ mi; váy, đầm công sở; đối với bài thực hành giáo sinh mặc trang phục dạy xưởng theo quy định của cơ sở đào tạo, trang phục phải gọn gàng khi di chuyển, thuận tiện khi thực hiện các thao tác thực hành, cũng như đảm bảo tính an toàn trong thực hành nghề. - Chọn vị trí đứng: Giáo sinh nên đứng ở vị trí mà tất cả người học đều nhìn thấy; không che tầm nhìn của ...

DỰ GIỜ - THỰC TẬP SƯ PHẠM

1. Dự giờ, học tập kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên hướng dẫn và giáo sinh khác: Việc dự giờ có ý nghĩa quan trọng đối với các giáo viên, đặc biệt đối với các giáo sinh thực tập. Việc dự giờ giúp cho các giáo sinh học tập, đúc kết kinh nghiệm từ giáo viên hướng dẫn. Như là, giáo sinh không chỉ học hỏi được cách thức tổ chức, triển khai giờ dạy mà còn giúp giáo sinh có kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống dạy học; cách sử dụng hiệu quả các phương pháp và phương tiện dạy học; cách động viên, khuyến khích người học học tập tích cực. Vì vậy, để việc dự giờ đạt hiệu quả cao, giáo sinh nên có sự chuẩn bị trước dự giờ, thực hiện dự giờ và đánh giá/trao đổi sau dự giờ. Chi tiết như sau: - Nghiên cứu bài dạy trước khi dự giờ: Mục tiêu của bài dạy; Nội dung của bài dạy; Dự kiến các bước lên lớp; Dự kiến các phương pháp và phương tiện dạy học; Dự kiến các tình huống sư phạm. - Tiến hành dự giờ: giáo sinh quan sát và ghi chép mọi diễn biến trong giờ dạy. - Trao đổi, rút kinh nghi...

CÁC NHIỆM VỤ TRONG DẠY HỌC

- Giai đoạn thiết kế dạy học: giáo sinh thiết kế mục tiêu dạy học, lựa chọn nội dung, thiết kế các hoạt động dạy học, thiết kế phương tiện và cả hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Các nhiệm vụ trên được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị - giai đoạn trước khi lên lớp. Thiết kế dạy học được cụ thể hóa thông qua việc thiết kế giáo án. Giáo án là kế hoạch lên lớp của giáo viên. Giáo án có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác giảng dạy của bất kỳ giáo viên nào. Có giáo án, giáo viên thực hiện giờ dạy có hệ thống, bài dạy mạch lạc, người học hiểu bài dễ dàng. Ngoài ra, giáo án còn giúp giáo viên tránh bỏ sót nội dung giảng dạy, giúp đạt mục tiêu; tránh được các tình huống sư phạm không mong muốn xảy ra; sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học. Vì vậy, để giúp cho giáo sinh có sự chuẩn bị tốt, tự tin hơn trong bài thực tập của mình, mỗi giáo sinh được yêu cầu bắt buộc chuẩn bị giáo án theo nội dung được phân công trước khi lên lớp giảng dạy. - Giai đoạn tổ chức thực hiện dạy học: ...

TÌM HIỂU CHUNG VỀ CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Thực tập sư phạm đóng một vai trò quan trọng với một người học nghiệp vụ sư phạm trong lĩnh vực giáo dục nói chung và trong lĩnh vực sư phạm giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Để có thể trở thành nhà giáo, công tác trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, người học nghiệp vụ sư phạm cần phải trải qua hoạt động thực tập sư phạm trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Và, thực hiện nhiệm vụ này, trước hết, giáo sinh phải tìm hiểu về cơ sở giáo dục nghề nghiệp. - Tìm hiểu về truyền thống, chiến lược phát triển của nhà trường: giáo sinh tìm hiểu về lịch sử phát triển, sơ đồ tổ chức, định hướng phát triển của nhà trường. - Tìm hiểu hoạt động dạy học chung của cơ sở dạy học + Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của hoạt động dạy học: giáo sinh tìm hiểu về mục tiêu đào tạo của nhà trường; Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá, quản lý hoạt động dạy học; Cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện đảm bảo dạy học. + Tìm hiểu nội dung cơ bản của các mặt giáo dục toàn diện: giáo sin...

SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

Là một nhà giáo trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, mỗi người sẽ phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ và công việc khác nhau. Trong số đó, có 3 nhiệm vụ rất quan trọng. Đó chính là: Thiết kế dạy học; Thực hiện dạy học; Đánh giá trong dạy học. Kiểm tra, đánh giá là hoạt động không thể thiếu trong dạy học nói chung và dạy học trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nói riêng. 1. Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học : Các quyết định lên kế hoạch giảng dạy, điều chỉnh tiến trình giảng dạy trong một lớp học thường phải dựa trên các kết quả kiểm tra đánh giá. Chẳng hạn, giáo viên phải thay đổi cách dạy của mình ngay trong quá trình giảng dạy nếu phát hiện thấy nhiều học sinh trong lớp học không hiểu bài. Giáo viên cũng có thể tạm dừng việc dạy bài mới để ôn lại bài cũ nếu thấy học sinh không nắm vững bài trước đó. Lần khác, giáo viên thay đổi cách dạy: dừng thuyết trình và chuyển sang sử dụng một câu chuyện hoặc trò chơi tạo hứng khởi cho việc tiếp thu bài học, khi...

PHẢN HỒI KẾT QUẢ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Đặc điểm của thông tin phản hồi trong đánh giá: Thông tin phản hồi trong đánh giá phải hữu ích, hướng đến việc giúp người học cải thiện quá trình học tập. Thông tin phản hồi hữu ích cần có các đặc điểm sau: Phù hợp với mục tiêu Thông tin rõ ràng, minh bạch Giúp người học tự điều chỉnh Kịp thời Nhất quán Khen ngợi Dự đoán các khả năng nhận thức sai lầm của học sinh thông qua việc phân tích kết quả các phương án nhiễu: Nếu giáo viên dựa trên các sai lầm thường gặp của học sinh thông qua các phương án nhiễu, họ có thể xem xét bao nhiêu học sinh đã lựa chọn nhầm vào phương án nhiễu. Giáo viên có thể viết một phương án nhiễu dựa trên sai lầm đó và xem xét có bao nhiêu học sinh chọn phương án sai này, từ đó có sự nhắc nhở học sinh trong quá trình giảng dạy. Yêu cầu học sinh tự thiết kế các câu hỏi như là một cách để học tập: Một cách học tốt cho học sinh, đó là yêu cầu học sinh tự đưa ra các câu hỏi để kiểm tra, thi. Đây cũng là một phương pháp rất tốt để giúp học sinh xây ...

XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Các kết quả kiểm tra đánh giá thường có 2 dạng: kết quả định tính và kết quả định lượng. Kết quả định tính: Kết quả định tính gồm các thông tin định tính thu thập thường ngày trong tiến trình giảng dạy và học tập, bao gồm các bản ghi mô tả các sự kiện, các nhận xét thường nhật, các phiếu quan sát, các bảng kiểm, phiếu hỏi, thang đo... thể hiện các chỉ báo đánh giá của giáo viên, cha mẹ, bạn cùng lớp, tự đánh giá... được tập hợp lại. Giáo viên phải lập thành các bảng mô tả đặc trưng hoặc ma trận có sử dụng các tiêu chí đối chiếu với các mục tiêu, chuẩn đánh giá... từ đó đưa ra các quyết định đánh giá (công nhận học sinh đạt/ chưa đạt yêu cầu môn học – môn không chấm điểm). Giáo viên phải đưa ra các tiêu chí, mỗi tiêu chí lại gồm các chỉ báo mô tả các biểu hiện hành vi đặc trưng... để có bằng chứng rõ ràng cho các đánh giá. Giáo viên có thể sử dụng kỹ thuật Rubric (mô tả rõ nội hàm từng mức độ của mỗi tiêu chí) để lượng hóa những khái niệm trừu tượng. Các thông tin này thường được tổn...

QUY TRÌNH TỔ CHỨC THI

- Lập kế hoạch thi học kỳ            - Triển khai kế hoạch thi học kỳ - Biên soạn đề thi và đáp án. Đề được biên soạn theo đúng tiêu chuẩn của từng phương pháp đánh giá. - Duyệt và chọn đề thi - Nhân bản đề thi theo số lượng sinh viên - Lưu trữ đề thi gốc và đáp án - Phân bố đề thi vào các túi đề thi phù hợp - Tiến hành tổ chức thi. Công tác tổ chức trong phòng thi phải đảm bảo mỗi thí sinh tự làm bài của mình, không sao chép hay sử dụng các nguồn lực hỗ trợ nếu đề thi không cho phép. - Thu bài và kiểm tra số lượng bài, sắp xếp bài theo thứ tự. Giao túi bài thi cho bộ phận liên quan. - Làm phách, phân phối túi đề thi cho giáo viên chấm bài sao cho đảm bảo 2 giáo viên chấm. - Giáo viên chấm bài theo đáp án. Điểm cuối cùng là điểm tổng của 2 giáo viên nếu lệch nhau dưới 1 điểm theo thang điểm 10. Nếu lệch trên 1 điểm thì 2 giáo viên cùng nhau chấm lại. Trong trường hợp vẫn chưa thống nhất thì tổ trưởng bộ môn quyết định - ...

THIẾT KẾ BÀI KIỂM TRA THỰC HÀNH

Khái niệm: Kiểm tra thực hành là phương pháp kiểm tra kỹ năng thực hành (kỹ năng tâm vận / sự thực hiện) của học sinh. Kiểm tra thực hành là phương pháp kiểm tra làm nền tảng cơ bản để giáo viên đánh giá hiệu quả của tiến trình hoặc quy trình thực hiện của học sinh và sự thể hiện của học sinh thông qua kết quả sản phẩm. Kiểm tra thực hành là nhằm đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh đã được rèn luyện. Phân loại: Kiểm tra thực hành gồm 2 loại Kiểm tra thao tác thực hành và kiểm tra thành phẩm thực hành. Kiểm tra thao tác thực hành: Giáo viên quan sát, theo dõi học sinh thực hiện các bước thực hành. Kiểm tra về: Thao tác: Trình tự các bước thực hiện; Kỹ thuật: sử dụng dụng cụ, máy móc, thiết bị đúng tính năng công dụng và qui cách; Nội qui xưởng: Cách thức tổ chức quá trình thực hiện sản phẩm. Kiểm tra thành phẩm thực hành: Học sinh được giao thực hiện công tác phải hoàn tất trong khoảng thời gian nhất định với việc sử dụng máy móc thiết bị phù hợp. Giáo viên đánh giá sản phẩm th...

THIẾT KẾ BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

Khái niệm: Trắc nghiệm là một dụng cụ hay một phương thức hệ thống nhằm đo lường một mẫu các động thái để trả lời cho câu hỏi “Thành tích của cá nhân như thế nào, so sánh với những người khác hay so với một lĩnh vực các nhiệm vụ học tập được dự kiến?” (Dương Thiệu Tống, 2005) Đặc điểm cơ bản của trắc nghiệm: Trắc nghiệm thành tích học tập với tính cách là một công cụ để khảo sát trình độ học tập của học sinh, có 2 đặc điểm cơ bản: tính tin cậy và tính giá trị. Ưu và nhược điểm: Ưu điểm: Độ tin cậy cao. Bài chấm nhanh, có thể chấm bằng máy. Điểm số chính xác. Tính giá trị chương trình cao. Nhược điểm: Không khảo sát được diễn biến tư duy của HS khi làm bài mà chỉ đánh giá được kết quả của tư duy. Khó soạn (đặc biệt những câu có giá trị đồng đều). Tốn nhiều công sức, thời gian, kinh phí khi soạn. HS có khuynh hướng đoán mò khi làm bài. Phân loại: TN Đúng – Sai, TN nhiều lựa chọn, TN ghép hợp, TN điền khuyết. Soạn thảo câu trắc nghiệm: Dựa vào mục tiêu, bảng phân tích nội dung...

THIẾT KẾ BÀI KIỂM TRA VIẾT

Khái niệm: Kiểm tra viết là hình thức kiểm tra kiến thức học sinh, đòi hỏi học sinh diễn đạt mức độ hiểu biết về một nội dung bằng cách viết ra giấy trong thời gian nhất định. Thời gian ấn định phụ thuộc vào nội dung câu hỏi, tầm quan trọng và mục đích của bài kiểm tra viết. Trường hợp sử dụng: Kiểm tra đầu giờ học để đánh giá sự tiếp thu bài cũ hoặc để xác định được kiến thức nền tảng của người học. Kiểm tra cuối giờ học, cuối bài, cuối chương, cuối một phần nội dung... để đánh giá mức độ tiếp thu của người học, đánh giá sự chuyên cần và có thông tin phản hồi để kịp thời điều chỉnh. Kiểm tra kết thúc môn học, chương trình học để đánh giá tổng kết. Phân loại: Kiểm tra viết gồm 2 loại: Luận đề và câu hỏi ngắn. Kiểm tra viết loại luận đề: Câu hỏi luận đề là một đề tài về một vấn đề trong chương trình môn học. Học sinh phải sắp xếp bố cục hợp lý, bao gồm nhập đề, thân bài và kết luận rõ ràng. Thời gian làm bài kiểm tra viết từ 1 - 3 giờ. Kiểm tra viết loại câu hỏi ngắn: Đề kiểm tra...

CÁC BƯỚC SOẠN KIỂM TRA VIẾT, TRẮC NGHIỆM

Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra. Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp. Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra. Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn. Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra. Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao). Trong m...

THIẾT KẾ BÀI KIỂM TRA VẤN ĐÁP

1. Định nghĩa: Kiểm tra vấn đáp là phương pháp kiểm tra trong đó giáo viên đưa ra các câu hỏi ngắn, học sinh có thể chuẩn bị hoặc không chuẩn bị và trả lời thông qua lời nói. Căn cứ vào câu trả lời giáo viên có thể đo lường và chuẩn đoán mức độ kết quả đạt được ở học viên. 2. Trường hợp sử dụng: Kiểm tra vấn đáp được xem là phương pháp kiểm tra quan trọng và phổ biến rộng rãi. Nó cho phép phát hiện trình độ kiến thức, kỹ năng của học sinh khi giáo viên tiếp xúc trực tiếp với học sinh. Kiểm tra vấn đáp được tiến hành đầu giờ học/ bài học, trong giờ học, cuối giờ học, củng cố tài liệu đã học hoặc trước khi thực hiện thí nghiệm, thực tập, kiểm tra cuối học kỳ. 3. Phân loại: Dựa vào hình thức sử dụng câu hỏi, kiểm tra vấn đáp có các loại sau: Hỏi cá nhân; Hỏi đồng loạt; Hỏi phối hợp. 4. Ưu điểm: Áp dụng linh hoạt, cơ động. Có thể tiến hành trong lớp, ngoài lớp học và trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. Có thể kiểm tra trí nhớ, tư duy hoặc các phẩm chất tâm lý khác. Giá tr...

QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Quy trình thiết lập kế hoạch đánh giá và chiến lược lựa chọn kế hoạch đánh giá chung nhất của các nghiên cứu về đánh giá trên lớp học được trình bày theo các bước sau: 1. Bước 1: Xác định mục đích, loại hình, cấp độ hay phạm vi, chuẩn đầu ra và mức độ của năng lực đánh giá. Liệt kê và đánh số thứ tự các chuẩn đầu ra liên quan đến các năng lực cần đánh giá. Các chuẩn đầu ra phải được mô tả rõ ràng. 2. Bước 2: Xác định nội dung/ năng lực/ hoạt động cần đánh giá. Xác định các năng lực thực hiện, nhiệm vụ cần đánh giá hoặc các nội dung của bài học, chương, hay nội dung trong môn học, mô-đun. 3. Bước 3: Xác định thời điểm đánh giá. Cần xem xét thời điểm đánh giá phù hợp, đảm bảo nguyên tắc thường xuyên và có kế hoạch, không nên tập trung vào một thời điểm gây áp lực cho người học. 4. Bước 4: Xác định phương pháp đánh giá phù hợp với hoạt động học tập; Xác định loại thông tin cần có. Liệt kê các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu và nội dung năng lực cần đánh giá. Các phươ...

BẢN CHẤT ĐÁNH GIÁ THEO PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực thể hiện một số bản chất sau: - Đánh giá dựa vào chuẩn đầu ra của môn học / mô đun / chương trình học hoặc chuẩn nghề nghiệp. Chuẩn đầu ra của từng nghề ở từng cấp độ được nhà trường công khai và người học được biết ngay từ đầu khóa học. - Được tiến hành thông qua các tình huống/nhiệm vụ học tập gắn kết với thực tiễn của cuộc sống hoặc nghề nghiệp. Dạy nghề chính là hướng dẫn người học cách giải quyết công việc và học nghề chính là áp dụng kiến thức, quy trình để giải quyết các công việc. Trong 1 nghề, có nhiều công việc mà người học cần phải thực hiện và các công việc này cần phải gắn với thực tế nghề nghiệp ở môi trường doanh nghiệp. - Nhấn mạnh đến đánh giá quá trình trong đánh giá theo năng lực. Để người học nghề có thể hình thành được năng lực thì cần có thời gian và người học phải được luyện tập thường xuyên. Như vậy, việc đánh giá cũng cần thực hiện trong 1 quá trình, qua nhiều giai đoạn và chỉ có như vậy mới xác định được sự ti...

QUY TRÌNH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC

Tùy thuộc vào mục đích, mục tiêu, nội dung, cấp độ, phạm vi, thời gian, đối tượng đánh giá mà quy trình, kiểm tra đánh giá trong dạy học được tiến hành theo các bước khác nhau. - Xác định mục đích đánh giá: là khâu đầu tiên trong tiến trình đánh giá. Trước khi tiến hành đánh giá cần trả lời câu hỏi mục đích của đánh giá này để làm gì? Quyết định nào sẽ được đưa ra sau khi đánh giá? Mục đích đánh giá sẽ định hướng thực hiện các bước tiếp theo của tiến trình đánh giá. - Xác định mục tiêu đánh giá: Mục tiêu dạy học đã được xác định trong từng bài học, chương và môn học. Khi tiến hành hoạt động đánh giá cần phải xác định những mục tiêu nào cần tiến hành đánh giá và mức độ đạt được của mục tiêu. - Xác định nội dung và phương pháp đánh giá: Căn cứ vào mục tiêu đánh giá, xác định nội dung và phương pháp đánh giá phù hợp. Các phương pháp đánh giá được lựa chọn phải đảm bảo tính giá trị, độ tin cậy và dễ sử dụng. - Xây dựng/ lựa chọn các công cụ và tiêu chí đánh giá: Công cụ đánh gi...

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC

Phương pháp đánh giá trong dạy học khá đa dạng, và có thể chia thành các nhóm phương pháp đánh giá sau: - Nhóm phương pháp kiểm tra viết: Kiểm tra viết là nhóm phương pháp kiểm tra đánh giá truyền thống mà trong đó người học trả lời câu hỏi, vấn đề bằng cách viết ra giấy hoặc đánh máy. Nhóm kiểm tra này thường có 3 dạng chính: trắc nghiệm, kiểm tra viết loại câu hỏi ngắn và kiểm tra viết loại tự luận. Các câu hỏi trắc nghiệm thường có trắc nghiệm đúng sai, trắc nghiệm lựa chọn, trắc nghiệm ghép hợp và trắc nghiệm điền khuyết. Kiểm tra viết loại câu hỏi ngắn thường đánh giá các mức độ tư duy bậc thấp của người học thông qua các câu hỏi trả lời trong thời gian ngắn (khoảng 5 đến 20 phút), hoặc đánh giá sự vận dụng của người học ở mức độ cơ bản. Câu hỏi loại luận đề thường đánh giá mức độ tư duy bậc cao của người học, yêu cầu người học phải suy luận, nhận định, khái quát... về một vấn đề. - Nhóm phương pháp quan sát: quan sát là nhóm phương pháp đánh giá cũng thường được sử dụng để t...

HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC

- Theo tính liên tục và tiến trình đánh giá: đánh giá đầu vào/ đánh giá chẩn đoán, đánh giá quá trình và đánh giá kết thúc + Đánh giá đầu vào/ đánh giá chẩn đoán: thường được tiến hành trước khi hoạt động dạy học diễn ra nhằm để xác định trình độ ban đầu của người học từ đó có thể xếp lớp hay xác định cách tiếp cận dạy học phù hợp. + Đánh giá quá trình: là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học/ khóa học, cung cấp những thông tin phản hồi cho giáo viên nhằm mục đích cải thiện hoạt động hướng dẫn, giảng dạy. + Đánh giá tổng kết: hay còn gọi là đánh giá có tính tổng hợp, bao quát nhằm cung cấp thông tin của người học ở các mặt nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ sau khi kết thúc một khóa/ lớp học hoặc một môn học/ học phần,… - Theo mục đích đánh giá: đánh giá cho việc học, đánh giá như là việc học và đánh giá kết quả học tập + Đánh giá cho việc học: là loại đánh giá nhằm cung cấp cho giáo viên thông tin để điều chỉnh quá trình dạ...

NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC

- Đánh giá phải đảm bảo tính khách quan: phản ánh chính xác trình độ của người học về lĩnh vực cần xem xét khi đối chiếu với mục tiêu đặt ra. Đánh giá khách quan không phụ thuộc vào mong muốn chủ quan của người đánh giá. - Đánh giá phải dựa vào mục tiêu dạy học: Các mục tiêu trong môn học, mô đun được sắp xếp theo từng lĩnh vực như kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm kết hợp với việc sắp xếp theo mức độ từ thấp đến cao theo tiến trình học tập. Do đó, khi thiết kế đánh giá phải đảm bảo người học đạt được các lĩnh vực học học tập và phù hợp với mức độ mục tiêu. - Đánh giá phải đảm bảo tính toàn diện: Đánh giá không những chỉ chú trọng vào kiến thức của học sinh mà còn phải đảm bảo tính toàn diện, bao quát được tất cả các mặt như kiến thức, kỹ năng tư tưởng chính trị, tác phong, thái độ về khoa học kỹ thuật phù hợp với mục tiêu đặt ra. Để đảm bảo tính toàn diện, khi thiết kế đánh giá tất cả các mục tiêu đề ra đều phải được đánh giá. - Đánh giá phải thường x...