Chuyển đến nội dung chính

NỘI DUNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Kiểm tra, đánh giá kiến thức: Mục đích kiểm tra, đánh giá kiến thức là xác định xem người học đã tiếp thu được gì, ở mức độ nào trong các nội dung đã học. Tuỳ theo mục tiêu học tập mà có những mức độ yêu cầu khác nhau từ đơn giản nhất là tái hiện (kể được, mô tả được, trình bày được), đến áp dụng được, so sánh, phân tích, giải thích,…

Kiểm tra, đánh giá kỹ năng: Mục đích kiểm tra, đánh giá kỹ năng là xác định xem người học đã làm được gì, ở mức độ nào trong các nội dung đã học. Mức độ yêu cầu người học làm được cũng từ đơn giản nhất là bắt chước được đến làm đúng, chuẩn xác rồi đến làm nhanh và thành thạo.

Kiểm tra, đánh giá thái độ và giá trị: Thái độ và giá trị không thể quan sát trực tiếp được, nhưng có thể quan sát gián tiếp qua hành vi và ngôn ngữ của con người. Vì thế có thể đi đến những kết luận về thái độ và giá trị của một người khi quan sát hành vi của họ. Hành vi có thể được quan sát qua: Một bài tập thực hành; Một bài tập mô phỏng; Một dự án về công việc; Một công việc thực tế.

Phần kiến thức và cơ sở nhận xét của thái độ và giá trị được kiểm tra, đánh giá tốt nhất bằng cách sử dụng các phương pháp mở như là: Phỏng vấn miệng; Một bài viết có cấu trúc có đề tài mở. Phương pháp này tạo cho người học sự tự do để đưa ra câu trả lời của riêng mình. Đây là một cách tiếp cận toàn diện bao gồm các kỹ năng thực hành và kiến thức và chúng được kiểm tra, đánh giá một cách tổng hợp, theo một phương pháp toàn diện. Ưu điểm của phương pháp kiểm tra, đánh giá này: Công nhận rằng để hoàn thành bất cứ bài tập nào/công việc nào đó cần sử dụng một loạt các kỹ năng, kiến thức và sự hiểu biết;

Kiểm tra các kỹ năng và kiến thức tương ứng bằng cách thức thực tế và hợp nhất: Bao gồm các bài thực hành và các bài tập tại nơi làm việc; Khuyến khích việc sử dụng kỹ năng phân tích để giải quyết vấn đề có liên quan đến bài tập; Liên kết lý thuyết và thực hành.

Kiểm tra, đánh giá thái độ nhằm xem xét người học đã có cách ứng xử, cách biểu lộ tình cảm, cách bộc lộ những phẩm chất nhân cách như thế nào trước một sự kiện, hiện tượng, trước công việc, trước đồng nghiệp,... Kiểm tra, đánh giá thái độ là khó nhất vì điều mà GV kiểm tra được chỉ là “phần nổi của tảng băng” còn “giá trị thực” của người học thì không thể xác định một cách chính xác nếu chỉ qua vài lần kiểm tra, đánh giá mà đòi hỏi phải trải qua cả một quá trình tương đối dài. GV cần kết hợp việc theo dõi, giám sát người học thường xuyên với lượng giá thông qua những đợt kiểm tra định kỳ hay cuối khóa để đánh giá.

Vui lòng xem Video Clip tại đây:

https://www.youtube.com/watch?v=smy_TT81zgg

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁC THÀNH TỐ TRONG DẠY HỌC

Khi chuẩn bị dạy học, người dạy cần quan tâm đến các thành tố trong dạy học. Người dạy cần định hình, chuẩn bị các thành tố này để triển khai dạy học đạt hiệu quả. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp cũng vậy. Vậy, các thành tố đó là gì? 1. Mục tiêu: người dạy thiết lập mục tiêu dạy học, gắn kết với năng lực của người học, đảm bảo tính vừa sức, hợp lý, để người học có thể đạt được sau khi hoàn thành giờ học / bài học. Mục tiêu cần cụ thể; có thể đo lường được; khả thi; có khả năng đạt được và có giới hạn về thời gian. 2. Nội dung: đây là thành tố quan trọng trong giờ dạy. Cho dù có những thông tin bên lề, thì trọng tâm chính, nội dung chính vẫn phải có. Nội dung dạy học thuộc chương trình môn học hoặc mô đun. Sau 1 giờ học, người học phải thu nhận được những nội dung chuyên môn, liên quan đến nghề nghiệp. 3. Phương pháp dạy học: hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy học được chuyển thành hoạt động dạy học. Trọng tâm ...

THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI DẠY THỰC HÀNH

Bài dạy thực hành là bài dạy nhằm hướng dẫn người học giải quyết công việc, hình thành kỹ năng nghề (tay nghề). Để thiết kế, biên soạn bài dạy thực hành, người dạy cần lưu ý: 1. Bài dạy phải thuộc chương trình mô đun: với bài lý thuyết, nội dung thuộc chương trình môn học, thì bài thực hành, nội dung thuộc chương trình mô đun. Khi đề cập đến “mô đun”, tức là nghiêng về thực hành. Lý thuyết cho mô đun là có, nhưng không nhiều. Như vậy, mô đun ở đây là mô đun thực hành nghề, thuộc chương trình đào tạo của nghề. 2. Phù hợp với quy trình: nếu như nội dung bài dạy lý thuyết là cung cấp những thông tin, thì bài dạy thực hành phải có quy trình. Người dạy xây dựng quy trình để giải quyết 1 công việc và tất nhiên phải gắn với nội dung học tập. Một quy trình gồm nhiều bước và trong quá trình học, người học cần tuân theo quy trình để giải quyết công việc. 3. Các bước công việc logic: người dạy là người xây dựng quy trình gồm nhiều bước để giải quyết 1 công việc. Với mỗi công việc, có t...

VIẾT MỤC TIÊU VỀ THÁI ĐỘ

Cho dù là giáo án nào trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thì cũng đều phải có thành tố mục tiêu về thái độ. Những năm gần đây, thành tố “thái độ” được chuyển thành thành tố “năng lực tự chủ và trách nhiệm”. Như vậy, người dạy xây dựng mục tiêu và mong muốn người học đạt được sau buổi học / giờ học. Sau khi học xong giờ học đó, người học có được kỹ năng “mềm” nào, ngoài kỹ năng “cứng” là kỹ năng nghề nghiệp / kỹ năng chuyên môn? Để viết mục tiêu cho thành tố này cũng phải bắt đầu bằng động từ cụ thể, không chung chung. Các động từ thường dùng là: 1. Chấp nhận; Tuân thủ; Lắng nghe: như vậy, trong quá trình học tập, người học cần phải tuân thủ việc thực hiện quy trình thực hành. Bên cạnh đó, có thể là, chấp hành các quy định về vệ sinh công nghiệp; an toàn lao động; an toàn vệ sinh thực phẩm;…Kỹ năng lắng nghe cũng là kỹ năng không thể thiếu với mỗi bạn trẻ. Lắng nghe để hiểu, để làm, để thành công. 2. Phối hợp; Tán thành; Bày tỏ: trong quá trình thực hiện công việc, người học kh...