Kiểm
tra, đánh giá trong dạy học là công việc cần phải được tiến hành thường xuyên,
liên tục trong lĩnh vự giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng.
-
Xác định năng lực thực hiện (kiến thức, kỹ năng và thái độ) có ở mỗi người học
trước khi vào học: thông qua kiểm tra, người dạy biết được trình độ người học,
những điểm yếu của từng người trước khi vào học. Điều này rất quan trọng, đặc
biệt đối với các khóa học ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao trình độ vì nó giúp người
dạy xác định được nhu cầu của người học để có thể điều chỉnh nội dung học tập
phù hợp hơn.
-
Thúc đẩy học tập: nhờ có thông tin phản hồi kịp thời giúp cho người học biết tiến
bộ của mình. Trước hết, kiểm tra, đánh giá có tác dụng thúc đẩy, khích lệ người
học học nhiều hơn, tốt hơn và chỉ cho họ thấy họ đã học tốt nội dung nào, chưa
tốt nội dung nào, cần học thêm hoặc học lại cái gì… Ngược lại, nếu không có kiểm
tra, đánh giá thì chắc chắn sẽ có nhiều người học “không học” thật sự!
-
Cải tiến việc dạy và việc học: người dạy không biết rõ là nội dung đã được dạy
và học đủ chưa, cần bổ sung cái gì, phương pháp dạy học đã phù hợp chưa, cần hỗ
trợ thêm cho ai và người học cần được giúp thêm ở nội dung nào? Muốn biết rõ những
điều này và để có những quyết định cải tiến phù hợp, người dạy phải căn cứ vào
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
-
Xử lý hoặc xác nhận NLTH của người học để cấp văn bằng chứng chỉ: Kiểm tra,
đánh giá nhằm khẳng định NLTH của người học có đáp ứng các yêu cầu và tương xứng
với văn bằng, chứng chỉ được cấp, đặc biệt là với chức năng, nhiệm vụ mà người
tốt nghiệp sẽ phải đảm nhận hay không. Điều quan trọng là phải xác định được một
hệ thống kiểm tra, đánh giá phù hợp bao gồm từ quy chế thi và kiểm tra như:
tiêu chí, hình thức, loại công cụ, câu hỏi thích hợp, số lượng câu hỏi, cách
xác định điểm đạt, mức đạt,…
-
Không có một cách thức kiểm tra, đánh giá đơn độc nào có thể đạt được cả 4 mục
đích nêu trên bởi mỗi lần kiểm tra, đánh giá thông thường chỉ ưu tiên cho một
hoặc nhiều nhất là hai mục đích nào đó mà thôi. Vì vậy, cần phải lựa chọn cách
thức phù hợp với từng mục đích, từng lúc, từng nơi để áp dụng kiểm tra, đánh giá.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là khâu quan trọng nhất và sẽ quan trọng
hơn khi chúng ta thực hiện quá trình dạy học theo quan điểm “đảm bảo chất lượng”
nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ cho người học trong suốt quá
trình dạy học một cách thường xuyên, liên tục.
Vui lòng xem Video Clip tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=2XsRpL_kyhM
Nhận xét
Đăng nhận xét