Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2023

NGUỒN, CHỨNG CỨ CHO VIỆC ĐÁNH GIÁ

Kiểm tra, đánh giá nói chung và theo NLTH nói riêng là một quá trình thu thập chứng cứ và ra quyết định nhằm xem xét các NLTH cụ thể nào đó của nghề mà người học đã đạt được hay chưa. Thông thường người ta căn cứ vào một số chứng cứ sau: - Nguồn chứng cứ trực tiếp: Bao gồm việc quan sát sự thực hiện công việc của người học, người dự thi trong điều kiện thực tế hoặc điều kiện giả định. Người học chính là nguồn chứng cứ trực tiếp, được đánh giá bằng những phương pháp khác nhau: Nghiên cứu sản phẩm họ làm ra; Quan sát trực tiếp quá trình thực hiện các công việc; Dùng các tiêu chí kinh tế - kỹ thuật để phân biệt, xác định. Có những trường hợp, do vấn đề giá thành, thời gian và điều kiện, tình huống kiểm tra, đánh giá được giả định để làm cho nó càng giống với các điều kiện tại chỗ làm việc thực tế. - Chứng cứ về thành tích học tập trước đây: Những văn bản, tư liệu liên quan; Phạm vi công việc và mô tả vị trí làm việc; Các nhận xét và báo cáo; Các chứng cứ, tư liệu khác bao gồm cả các ...

QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

- Quản lý kiểm tra, đánh giá thường xuyên, thường xuyên: Kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học nói chung là không chính thức, cung cấp những thông tin phản hồi nhanh cho cả người học và người dạy trong suốt quá trình dạy học để kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhằm giúp người học đạt được mục tiêu dạy học, tức là nó “đi kèm” với sự hình thành NLTH (kiến thức, kỹ năng và thái độ) ở người học. Loại hình kiểm tra, đánh giá này được thực hiện bám sát từng nội dung dạy học cụ thể trong từng bài học hoặc trong từng đơn nguyên học tập của môđun thông qua các hình thức tổ chức, phương pháp và kỹ thuật dạy học đa dạng, phong phú của GV như: vấn đáp, thảo luận nhóm, quan sát, trình diễn, công não,... Đặc biệt, thông qua quan sát thường xuyên trong quá trình dạy học, GV có thể đánh giá một cách chính xác sự chuyển biến hay tiến bộ về thái độ của người học, từ đó có những giải pháp giáo dục kịp thời và hiệu quả. - Quản lý kiểm tra, đánh giá định kỳ: Kiểm tra, đánh giá định kỳ là t...

HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Để có thể đánh giá được kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học, trong giáo dục nghề nghiệp, thường phải sử dụng rất nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá. Về mặt hình thức, có hai loại là: - Kiểm tra, đánh giá hình thành: là kiểm tra, đánh giá từng bước một cách chính thức hoặc không chính thức, "đi kèm" với sự hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ ở người học, cung cấp những thông tin phản hồi nhanh để kịp thời bổ trợ ở mỗi giai đoạn cần thiết của sự phát triển trong suốt quá trình học tập. Do có nhiều lần kiểm tra nên sai sót trong một giai đoạn được bổ sung kịp thời, đảm bảo người học đạt được kết quả học tập chung cuối cùng và thúc đẩy người học nỗ lực học tập thường xuyên trong cả khóa học. Người dạy có cơ sở để điều chỉnh phương pháp dạy học và giúp đỡ người học kịp thời. Kiểm tra, đánh giá hình thành được thực hiện: Thường xuyên trong quá trình dạy học; Định kỳ cuối mỗi môn học, môđun hoặc cuối học kỳ, cuối năm học. - Kiểm tra, đánh giá kết thúc: căn cứ vào ...

NGUYÊN TẮC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Tất cả các loại kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo rằng phương pháp và cách thức tiến hành tin cậy, công bằng và chính xác về mặt kỹ thuật. Điều này có thể thực hiện được bằng cách chú trọng vào những nguyên tắc làm nền tảng cho tính hợp lệ, độ tin cậy và tính công bằng. Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trong trọng dạy học nói chung và trong dạy học ở lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Tính hợp lệ: Kiểm tra, đánh giá sẽ không hợp lệ nếu có sự kiểm tra, đánh giá những gì mà nó khẳng định là không phù hợp. Muốn biết kiểm tra, đánh giá có hợp lệ hay không, hãy xem xét các tiêu chí. Độ tin cậy: Một kiểm tra, đánh giá sẽ đáng tin cậy nếu nó đưa ra những kết luận nhất quán. Điều này có nghĩa là nó có thể được áp dụng cho mọi người học khác nhau, trong các môi trường học tập khác nhau nhưng vẫn đưa lại các kết luận như nhau. Để xem xét một kiểm tra, đánh giá có đủ tin cậy hay không, hãy căn cứ vào các tiêu chí. Tính công bằng: Một kiểm tra, đánh giá sẽ công bằng nếu nó không gây bấ...

NỘI DUNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Kiểm tra, đánh giá kiến thức: Mục đích kiểm tra, đánh giá kiến thức là xác định xem người học đã tiếp thu được gì, ở mức độ nào trong các nội dung đã học. Tuỳ theo mục tiêu học tập mà có những mức độ yêu cầu khác nhau từ đơn giản nhất là tái hiện (kể được, mô tả được, trình bày được), đến áp dụng được, so sánh, phân tích, giải thích,… Kiểm tra, đánh giá kỹ năng: Mục đích kiểm tra, đánh giá kỹ năng là xác định xem người học đã làm được gì, ở mức độ nào trong các nội dung đã học. Mức độ yêu cầu người học làm được cũng từ đơn giản nhất là bắt chước được đến làm đúng, chuẩn xác rồi đến làm nhanh và thành thạo. Kiểm tra, đánh giá thái độ và giá trị: Thái độ và giá trị không thể quan sát trực tiếp được, nhưng có thể quan sát gián tiếp qua hành vi và ngôn ngữ của con người. Vì thế có thể đi đến những kết luận về thái độ và giá trị của một người khi quan sát hành vi của họ. Hành vi có thể được quan sát qua: Một bài tập thực hành; Một bài tập mô phỏng; Một dự án về công việc; Một công việ...

MỤC ĐÍCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Kiểm tra, đánh giá trong dạy học là công việc cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong lĩnh vự giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng. - Xác định năng lực thực hiện (kiến thức, kỹ năng và thái độ) có ở mỗi người học trước khi vào học: thông qua kiểm tra, người dạy biết được trình độ người học, những điểm yếu của từng người trước khi vào học. Điều này rất quan trọng, đặc biệt đối với các khóa học ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao trình độ vì nó giúp người dạy xác định được nhu cầu của người học để có thể điều chỉnh nội dung học tập phù hợp hơn. - Thúc đẩy học tập: nhờ có thông tin phản hồi kịp thời giúp cho người học biết tiến bộ của mình. Trước hết, kiểm tra, đánh giá có tác dụng thúc đẩy, khích lệ người học học nhiều hơn, tốt hơn và chỉ cho họ thấy họ đã học tốt nội dung nào, chưa tốt nội dung nào, cần học thêm hoặc học lại cái gì… Ngược lại, nếu không có kiểm tra, đánh giá thì chắc chắn sẽ có nhiều người học “không học” thật sự! - Cải tiến việc dạy và việc ...

MÔ TẢ KẾT QUẢ HỌC TẬP

Các kết quả học tập được rút ra từ các mục tiêu của khóa học, học phần, bài học và các tuyên bố về năng lực nghề nghiệp. Đây là những lời tuyên bố chính xác và cụ thể hơn nhiều so với các mục đích của khóa học vì xác định kiến thức, các kỹ năng và thái độ mà người học cần đạt được trong một khóa học hay một phần nhất định của khóa học. Một kết quả học tập phải nêu lên cái mà người học phải đạt được trong bài học, trong khi đó thì một lời tuyên bố năng lực thì nêu lên việc thực hiện tốt công việc mong muốn tại nơi làm việc. Hai yếu tố này có liên quan chặt chẽ với nhau và toàn diện để đảm bảo được sự đánh giá thích hợp về một năng lực bởi một tuyên bố năng lực cũng có thể đi tới vài kết quả học tập. Các kết quả học tập đặt người học vào trung tâm của quá trình học tập và luôn nhấn mạnh tới việc thực thi công việc, kiến thức do người học đạt được hơn là vào các hoạt động gắn với nó. Các kết quả học tập nhất thiết phải là những lời tuyên bố để trả lời câu hỏi: "Người học có thể phải ...

KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là một hoạt động hàng ngày của người GV. GV là người làm công tác dạy học cho nên việc kiểm tra, đánh giá thường tuân theo một phương thức có cấu trúc hơn. Thông qua một loạt những cơ chế chính thức lẫn không chính thức, GV kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng của người học là những người mà chính họ tương tác trong quá trình dạy học. Do đó trong bối cảnh như vậy thì việc kiểm tra, đánh giá có thể mô tả như một quá trình bao gồm: Miêu tả các kết quả học tập mong đợi và các tiêu chí để đánh giá; Thu thập các chứng cứ; Đánh giá người học đạt được các tiêu chí nêu trong kết quả học tập đến mức độ nào. Các loại kiểm tra, đánh giá: Thường xuyên (liên tục trong quá trình học tập); Định kỳ (xuyên suốt quá trình học tập); Cuối kỳ (sau một thời gian học tập). Kiểm tra kết quả học tập: Là một thuật ngữ chỉ sự đo lường, thu thập thông tin để có được những phán đoán, xác định xem mỗi người sau khi học đã thu nhận được gì (kiến thức), làm được gì (kỹ năng) và...