Chuyển đến nội dung chính

HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GDNN

- Giáo dục thông qua quá trình dạy học: Một trong những con đường quan trọng nhất để giáo dục thế hệ trẻ là đưa các em vào học tập trong nhà trường. Và dạy học là hoạt động đặc trưng cơ bản nhất của các loại hình trường. Thông qua việc cung cấp hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng lực, phẩm chất trí tuệ, quá trình dạy hoc nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho người học.

- Giáo dục thông qua lao động sản xuất: Lao động sản xuất là con đường giáo dục quan trọng cho học sinh, qua đó học sinh học tập, lĩnh hội được các giá trị, chuẩn mực xã hội đồng thời là môi trường để học sinh rèn luyện và thể hiện khả năng của bản thân.

- Giáo dục thông qua hoạt động xã hội: Nhân cách chỉ được hình thành và phát triển thông qua hoạt động và giao lưu, việc tổ chức các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng trong và ngoài nhà trường là con đường thuận lợi nhất để phát triển nhân cách cho học sinh. Trong môi trường sư phạm, ngoài hoạt động học tập học sinh có thể tham gia hoạt động xã hội… mỗi dạng hoạt động đều có tác dụng giáo dục.

- Giáo dục thông qua hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao: Hoạt động này có ưu thế trong việc giúp học sinh phát triển năng khiếu, rèn luyện thể chất và phát huy tinh thần tập thể.

Phương pháp giáo dục được xem là cách thức, con đường tác động qua lại giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục nhằm thực hiện mục đích giáo dục đã đặt ra.

Nhóm phương pháp thuyết phục: Nhóm phương pháp thuyết phục là nhóm phương pháp giáo dục tác động vào nhận thức, tình cảm của người được giáo dục. Trong công tác giáo dục, thuyết phục là con đường quan trọng để biến những yêu cầu của xã hội thành nhu cầu của bản thân, động viên thúc đẩy cá nhân hành động đáp ứng yêu cầu, chuẩn mực của xã hội. Phương pháp giáo dục thuyết phục thường dùng phương tiện để thực hiện là ngôn ngữ nói, sách báo, khẩu hiệu, tranh ảnh mô hình và các phương tiện kỹ thuật hiện đại khác.

Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động: Phương pháp tổ chức hoạt động là phương pháp nhà giáo dục đưa con người vào thực tiễn để tập dợt, rèn luyện nhằm tạo nên thói quen hành vi cho họ. Thói quen hành vi đúng đắn là cơ sở tác động trở lại quá trình nhận thức và hình thành thái độ đúng đắn cho người học. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp cũng áp dụng các hình thức trên.

Vui lòng xem Video Clip tại đậy:

https://www.youtube.com/watch?v=CyAbUJfsNWI

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁC THÀNH TỐ TRONG DẠY HỌC

Khi chuẩn bị dạy học, người dạy cần quan tâm đến các thành tố trong dạy học. Người dạy cần định hình, chuẩn bị các thành tố này để triển khai dạy học đạt hiệu quả. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp cũng vậy. Vậy, các thành tố đó là gì? 1. Mục tiêu: người dạy thiết lập mục tiêu dạy học, gắn kết với năng lực của người học, đảm bảo tính vừa sức, hợp lý, để người học có thể đạt được sau khi hoàn thành giờ học / bài học. Mục tiêu cần cụ thể; có thể đo lường được; khả thi; có khả năng đạt được và có giới hạn về thời gian. 2. Nội dung: đây là thành tố quan trọng trong giờ dạy. Cho dù có những thông tin bên lề, thì trọng tâm chính, nội dung chính vẫn phải có. Nội dung dạy học thuộc chương trình môn học hoặc mô đun. Sau 1 giờ học, người học phải thu nhận được những nội dung chuyên môn, liên quan đến nghề nghiệp. 3. Phương pháp dạy học: hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy học được chuyển thành hoạt động dạy học. Trọng tâm ...

THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI DẠY THỰC HÀNH

Bài dạy thực hành là bài dạy nhằm hướng dẫn người học giải quyết công việc, hình thành kỹ năng nghề (tay nghề). Để thiết kế, biên soạn bài dạy thực hành, người dạy cần lưu ý: 1. Bài dạy phải thuộc chương trình mô đun: với bài lý thuyết, nội dung thuộc chương trình môn học, thì bài thực hành, nội dung thuộc chương trình mô đun. Khi đề cập đến “mô đun”, tức là nghiêng về thực hành. Lý thuyết cho mô đun là có, nhưng không nhiều. Như vậy, mô đun ở đây là mô đun thực hành nghề, thuộc chương trình đào tạo của nghề. 2. Phù hợp với quy trình: nếu như nội dung bài dạy lý thuyết là cung cấp những thông tin, thì bài dạy thực hành phải có quy trình. Người dạy xây dựng quy trình để giải quyết 1 công việc và tất nhiên phải gắn với nội dung học tập. Một quy trình gồm nhiều bước và trong quá trình học, người học cần tuân theo quy trình để giải quyết công việc. 3. Các bước công việc logic: người dạy là người xây dựng quy trình gồm nhiều bước để giải quyết 1 công việc. Với mỗi công việc, có t...

VIẾT MỤC TIÊU VỀ THÁI ĐỘ

Cho dù là giáo án nào trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thì cũng đều phải có thành tố mục tiêu về thái độ. Những năm gần đây, thành tố “thái độ” được chuyển thành thành tố “năng lực tự chủ và trách nhiệm”. Như vậy, người dạy xây dựng mục tiêu và mong muốn người học đạt được sau buổi học / giờ học. Sau khi học xong giờ học đó, người học có được kỹ năng “mềm” nào, ngoài kỹ năng “cứng” là kỹ năng nghề nghiệp / kỹ năng chuyên môn? Để viết mục tiêu cho thành tố này cũng phải bắt đầu bằng động từ cụ thể, không chung chung. Các động từ thường dùng là: 1. Chấp nhận; Tuân thủ; Lắng nghe: như vậy, trong quá trình học tập, người học cần phải tuân thủ việc thực hiện quy trình thực hành. Bên cạnh đó, có thể là, chấp hành các quy định về vệ sinh công nghiệp; an toàn lao động; an toàn vệ sinh thực phẩm;…Kỹ năng lắng nghe cũng là kỹ năng không thể thiếu với mỗi bạn trẻ. Lắng nghe để hiểu, để làm, để thành công. 2. Phối hợp; Tán thành; Bày tỏ: trong quá trình thực hiện công việc, người học kh...