Hệ
thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm: Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,
giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
- Giáo dục mầm non: Nhà trẻ và Mẫu giáo;
- Giáo dục phổ thông: Tiểu học, trung học
cơ sở và trung học phổ thông;
- Giáo dục nghề nghiệp: Sơ cấp, trung cấp
và cao đẳng;
- Giáo dục đại học: Đại học, thạc sỹ và tiến
sỹ.
Chuẩn
đầu ra bao gồm:
-
Kiến thức thực tế và kiến thức lý thuyết;
-
Kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp, ứng xử;
-
Mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng
để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.
Theo quy định của Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng
Chính phủ, Khung trình độ quốc gia Việt Nam gồm có 8 bậc (Bậc 1 - Sơ cấp I; Bậc 2 - Sơ cấp II, Bậc 3 - Sơ cấp III, Bậc 4 - Trung cấp; Bậc 5 -
Cao đẳng; Bậc 6 - Đại học; Bậc 7 - Thạc sĩ; Bậc 8 - Tiến sĩ), trong đó
có 5 bậc thuộc về các trình độ đào tạo của GDNN.
- Bậc
1: Yêu
cầu khối lượng học tập tối thiểu 5 tín chỉ. Người
học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 1
được cấp chứng chỉ
-
Bậc 2 yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 15 tín chỉ. Người học hoàn thành
chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu
ra Bậc 2 được cấp chứng chỉ sơ cấp II.
- Bậc
3: Yêu
cầu khối lượng học tập tối thiểu 25 tín chỉ. Người
học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu
ra Bậc 3 được cấp chứng chỉ sơ cấp III.
- Bậc
4: Yêu
cầu khối lượng học tập tối thiểu 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp
trung học phổ thông, 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ
sở. Người học hoàn thành chương trình đào tạo,
đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 4 được cấp bằng trung cấp.
-
Bậc 5: Yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 60 tín chỉ. Người học hoàn thành
chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 5 được cấp bằng cao
đẳng.
Vui lòng xem Video Clip tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=V4Pph3llDMw
Nhận xét
Đăng nhận xét