- Nội dung giảng dạy: Do năng lực của học sinh
khác nhau (giỏi, khá, trung bình, kém) mà nội dung và yêu cầu của lĩnh hội tri
thức lại như nhau cho nên nội dung tài liệu không phù hợp được với tất cả học
sinh. Vì vậy giáo viên phải luôn lưu ý giao nhiệm vụ học tập sao cho phù hợp với
từng học sinh. Kiến thức thuộc các phần của môn học và hệ thống các môn học
khác nhau thường có liên quan chặt chẽ với nhau. Do vậy, phải nắm được mối liên
hệ này để thiết kế và trình bày sao cho các nội dung gắn với nhau thành hệ thống
theo lôgic phát triển. Điều đó có vai trò to lớn trong việc tạo ra hứng thú học
tập, tính hệ thống, vững chắc của kiến thức và tư duy của học sinh. Biên soạn
và trình bày nội dung một cách khoa học, sinh động.
- Phương pháp giảng dạy: Các phương pháp dạy học
phải có tác dụng phát huy được tính tích cực, tính tự giác và tính độc lập
trong học tập của học sinh. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng.
Bởi vậy sự kết hợp các phương pháp khác nhau trong dạy học nói chung và trong từng
bài nói riêng sẽ tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tốt các ưu điểm và khắc
phục các nhược điểm vốn có ở mỗi phương pháp.
- Thời gian giảng dạy: Việc bố trí thời gian hợp
lý sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn trong hoạt động dạy và học. Thời gian trong học tập
liên quan trực tiếp với các hiện tượng tâm lý của học sinh trong việc lĩnh hội
tài liệu: Cùng một nhiệm vụ học tập, học sinh cần những lượng thời gian khác
nhau và trong cùng một thời gian kết quả học tập của học sinh cũng khác nhau. Cần
nghiên cứu thời gian cụ thể cho từng lần lên lớp mỗi môn học dựa vào đặc điểm của
môn học, của bài giảng, sự hứng thú với môn học.
- Phương tiện dạy học: Hỗ trợ hiệu quả cho giáo
viên trong quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức cho người học bởi đảm bảo
quá trình dạy học được sinh động, thuận tiện, chính xác. Rút ngắn thời gian giảng
dạy mà vẫn bảo đảm người học lĩnh hội đủ nội dung học tập một cách vững chắc. Giảm
nhẹ cường độ lao động của giáo viên, do đó nâng cao hiệu quả dạy học. Kích
thích hứng thú học tập cho người học, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
lĩnh hội kiến thức của người học. Giúp người học tăng cường trí nhớ, làm cho việc
học tập được lâu bền. Là phương tiện giúp người học hình thành và rèn luyện các
kĩ năng, kĩ xảo cả thao tác trí tuệ lẫn thao tác vật chất. Cung cấp thêm kiến
thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và môi trường sống.
Giảng
dạy hiệu quả gắn kết với mục tiêu và năng lực chuyên môn của người học.
Vui lòng xem Video Clip tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=v7_xRo_rHUc
Nhận xét
Đăng nhận xét