- Giáo viên đặt vấn đề nêu vấn đề: Nhằm kích thích
tính tích cực học tập của học sinh. Giáo viên cần khéo léo đề xuất các nhiệm vụ
nhận thức bằng cách tạo nên những tình huống có vấn đề để tập trung chú ý, gây
hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tham gia giải quyết vấn đề.
- Tổ chức điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức mới:
Để có thể lĩnh hội được tri thức cơ bản, hiện đại có hệ thống, giáo viên cần lựa
chọn nội dung, vận dụng và phối hợp các phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động
học tập cho học sinh, đặc biệt hoạt động tự học nhằm giúp cho người học trong một
khoảng thời gian ngắn nhất có thể chiếm lĩnh được một khối lượng tri thức nhiều
nhất, có giá trị nhất. Cụ thể là, tuỳ theo đặc điểm tài liệu học tập, giáo viên
có thể tổ chức cho học sinh tiến hành các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp,
so sánh, đối chiếu, trừu tượng hoá, khái quát hoá để hình thành các khái niệm.
- Tổ chức điều khiển việc ôn tập, củng cố tri thức:
Những tri thức học sinh đã lĩnh hội được trong quá trình dạy học cần được ôn tập,
củng cố vững chắc để khi cần có thể tái hiện nhanh chóng và vận dụng trong thực
tiễn. Các biện pháp ôn tập tích cực thường được tổ chức thường xuyên trong cả
quá trình.
- Tổ chức điều khiển học sinh rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo: Trên
cơ sở học sinh nắm vững tri thức, cần tổ chức điều khiển vịêc rèn luyện các kỹ
năng, kỹ xảo cho các em thông qua việc giải quyết các bài tập, bài toán, các
tình huống có vấn đề bằng nhiều phương án khác nhau trong những tình huống quen
thuộc và cả những tình huống mới. Những biện pháp rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo
trong dạy học thường rất phong phú, đa dạng ở các mức độ từ thấp đến cao, tuỳ
theo yêu cầu của các môn học, mô đun và khả năng của người học.
- Tổ chức điều khiển việc kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, tự đánh
giá tri thức, kỹ năng kỹ xảo của học sinh: Đây là một khâu rất
quan trọng trong quá trình dạy học vì nó có ý nghĩa giáo dục và dạy học sâu sắc,
chẳng những đòi hỏi người học phải thường xuyên ôn tập, củng cố, nắm vững hệ thống
tri thức mà còn có tác dụng phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là phương
pháp tư duy logic cho học sinh. Trong quá trình dạy học, cần đặc biệt chú ý khuyến
khích năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của mỗi học sinh.
- Phân tích kết quả quá trình dạy học:
Phát huy kịp thời những ưu điểm, hạn chế những sai sót về tri thức, về kỹ năng,
về phương pháp… để có thể uốn nắn điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện quá trình dạy
học.
Vui lòng xem Video Clip tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=Uwn2fAz2v2w
Nhận xét
Đăng nhận xét