Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2023

GIẢNG DẠY HIỆU QUẢ

- Nội dung giảng dạy: Do năng lực của học sinh khác nhau (giỏi, khá, trung bình, kém) mà nội dung và yêu cầu của lĩnh hội tri thức lại như nhau cho nên nội dung tài liệu không phù hợp được với tất cả học sinh. Vì vậy giáo viên phải luôn lưu ý giao nhiệm vụ học tập sao cho phù hợp với từng học sinh. Kiến thức thuộc các phần của môn học và hệ thống các môn học khác nhau thường có liên quan chặt chẽ với nhau. Do vậy, phải nắm được mối liên hệ này để thiết kế và trình bày sao cho các nội dung gắn với nhau thành hệ thống theo lôgic phát triển. Điều đó có vai trò to lớn trong việc tạo ra hứng thú học tập, tính hệ thống, vững chắc của kiến thức và tư duy của học sinh. Biên soạn và trình bày nội dung một cách khoa học, sinh động. - Phương pháp giảng dạy: Các phương pháp dạy học phải có tác dụng phát huy được tính tích cực, tính tự giác và tính độc lập trong học tập của học sinh. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng. Bởi vậy sự kết hợp các phương pháp khác nhau trong dạy học nó...

CẤU TRÚC CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

- Giáo viên đặt vấn đề nêu vấn đề: Nhằm kích thích tính tích cực học tập của học sinh. Giáo viên cần khéo léo đề xuất các nhiệm vụ nhận thức bằng cách tạo nên những tình huống có vấn đề để tập trung chú ý, gây hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tham gia giải quyết vấn đề. - Tổ chức điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức mới: Để có thể lĩnh hội được tri thức cơ bản, hiện đại có hệ thống, giáo viên cần lựa chọn nội dung, vận dụng và phối hợp các phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, đặc biệt hoạt động tự học nhằm giúp cho người học trong một khoảng thời gian ngắn nhất có thể chiếm lĩnh được một khối lượng tri thức nhiều nhất, có giá trị nhất. Cụ thể là, tuỳ theo đặc điểm tài liệu học tập, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tiến hành các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, trừu tượng hoá, khái quát hoá để hình thành các khái niệm. - Tổ chức điều khiển việc ôn tập, củng cố tri thức: Những tri thức học sinh đã lĩnh hội được tro...

HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GDNN

- Giáo dục thông qua quá trình dạy học: Một trong những con đường quan trọng nhất để giáo dục thế hệ trẻ là đưa các em vào học tập trong nhà trường. Và dạy học là hoạt động đặc trưng cơ bản nhất của các loại hình trường. Thông qua việc cung cấp hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng lực, phẩm chất trí tuệ, quá trình dạy hoc nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho người học. - Giáo dục thông qua lao động sản xuất: Lao động sản xuất là con đường giáo dục quan trọng cho học sinh, qua đó học sinh học tập, lĩnh hội được các giá trị, chuẩn mực xã hội đồng thời là môi trường để học sinh rèn luyện và thể hiện khả năng của bản thân. - Giáo dục thông qua hoạt động xã hội: Nhân cách chỉ được hình thành và phát triển thông qua hoạt động và giao lưu, việc tổ chức các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng trong và ngoài nhà trường là con đường thuận lợi nhất để phát triển nhân cách cho học sinh. Trong môi trường sư phạm, ngoài hoạt động học tập học ...

HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY, HỌC NGHỀ

Hình thức tổ chức dạy học được hiểu là kiểu bố trí quá trình dạy học gắn với một đơn vị thời gian, không gian và địa điểm xác định. Trong quá trình dạy học trên lớp hay tại xưởng trường, nhằm phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của người học và giúp họ dễ dàng chiếm lĩnh được mục tiêu học tập đòi hỏi giảng viên phải lựa chọn được những hình thức tổ chức dạy học phù hợp với tiến trình dạy học. Mỗi đơn vị nội dung trong giáo án lý thuyết, thực hành, tích hợp đòi hỏi giảng viên phải lựa chọn được hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người học, mục tiêu dạy học, điều kiện cơ sở vật chất, quỹ thời gian cho phép và các điều kiện khác của môi trường dạy học. - Tổ chức quá trình học tập lý thuyết: phải xây dựng kế hoạch sử dụng phòng học, các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học của người học. Giáo viên cần phát triển các phương tiện dạy và học để tổ chức tốt các hoạt động học cho người học. Việc học tập lý thuyết có thể diễn ra bằng nhiều hình thức h...

NGUYÊN TẮC DẠY - HỌC NGHỀ

Là các luận điểm cơ bản có tính quy luật của lý luận dạy học, có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình giảng dạy và học tập phù hợp với mục tiêu dạy học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đề ra. Phân biệt nguyên tắc dạy học và nguyên tắc giáo dục: Nguyên tắc giáo dục là những luận điểm cơ bản của lý luận giáo dục có giá trị chỉ dẫn các hoạt động giáo dục, hình thành phẩm chất nhân cách, đạo đức cho người học. Còn nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản của lý luận dạy học có giá trị chỉ dẫn quá trình dạy học, giúp người học nắm vững tri thức và hình thành kỹ năng theo chương trình dạy học. - Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học: Nội dung dạy học phải phản ánh được hiện thực một cách đúng đắn, chân thực, khách quan, phải vạch ra được những thuộc tính cơ bản, mối liên hệ, quan hệ giữa các sự vật hiện tượng, quy luật vận động và phát triển của chúng; đồng thời giúp người học tiếp cận với những phương pháp học tập - nhận thức và thói quen suy nghĩ, làm việc một cách khoa học. - N...

HỆ THỐNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VIỆT NAM

Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm: Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. - Giáo dục mầm non: Nhà trẻ và Mẫu giáo; - Giáo dục phổ thông: Tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông; - Giáo dục nghề nghiệp: Sơ cấp, trung cấp và cao đẳng; - Giáo dục đại học: Đại học, thạc sỹ và tiến sỹ. Chuẩn đầu ra bao gồm: - Kiến thức thực tế và kiến thức lý thuyết; - Kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp, ứng xử; - Mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng kiến thức, kỹ n ă ng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Theo quy định của Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Khung trình độ quốc gia Việt Nam gồm có 8 bậc (Bậc 1 - Sơ cấp  I ; Bậc 2  -  Sơ cấp  II , Bậc 3 - Sơ cấp  III , Bậc 4 - Trung cấp; Bậc 5 - Cao đẳng; Bậc 6 - Đại học; Bậc 7 - Thạc sĩ; Bậc 8 - Tiến sĩ) , trong đó có 5 bậc thuộc về các trình độ đào tạo của GDNN. -...

BẢN CHẤT QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của người học. Quá trình dạy học là quá trình hoạt động của hai chủ thể, trong đó dưới sự tổ chức, hướng dẫn và điều khiển của GV, người học nhận thức nền văn minh nhân loại và rèn luyện hình thành kỹ năng hoạt động, tạo lập thái độ sống tốt đẹp. Quá trình dạy học được thực hiện thông qua các phương pháp và kỹ thuật dạy học để thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Giáo dục, hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nhân cách và trí tuệ: Quá trình dạy học có nhiệm vụ đặc trưng, cơ bản là cung cấp cho người học hệ thống kiến thức khoa học toàn diện về con người, tự nhiên, xã hội,... và cùng với nó là kỹ năng thực hành và phương pháp tư duy sáng tạo. Dạy học là trang bị cho người học hệ thống kiến thức về thế giới, cuộc sống loài người và biết vận dụng chúng vào hoạt động thực tiễn, từ đó hình thành năng lực hoạt động trí tuệ và thực hành, tạo nên văn hóa cuộc sống. Đó là cơ sở nền tảng học vấn của con người. Phát tri...

DẠY HỌC THEO LÝ THUYẾT HOẠT ĐỘNG DỰA TRÊN KINH NGHIỆM

Để tổ chức dạy học có hiệu quả, ngoài những lý thuyết hướng tới việc tổ chức dạy học như thế nào còn có những lý thuyết chỉ ra việc học tập diễn ra theo hình thức ra sao. Lý thuyết của Kolb có thể khiến nhiều GV phải cố gắng rất nhiều, bởi nếu phong cách học được ưa thích giữa những người học khác nhau là không giống nhau, thì sẽ không có một phương pháp giảng dạy hoàn hảo duy nhất nào được áp dụng cho mọi lớp học. Thực tế luôn diễn ra như vậy. Điều Kolb làm là khiến chúng ta, với cương vị các nhà giáo dục, nhận thức được rằng tất cả người học đều không giống nhau. Do đó, nếu chúng ta có thể đóng góp phần tích cực vào việc học tập của họ, thì chúng ta phải đối xử với họ như những cá nhân riêng rẽ và áp dụng những phương pháp giảng dạy đa dạng mang tính cá nhân hóa và có ảnh hưởng tương tác với nhau thì dạy học mới đạt được những mục tiêu đặt ra. Theo Kolb, khi chuẩn bị các buổi lên lớp cần chú ý đến những đặc điểm và phong cách học tập của người học, cụ thể là cần tuân theo các n...

DẠY HỌC THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN

Năng lực (competency) là sự thực hiện được các hoạt động (nhiệm vụ, công việc) nói chung và trong một nghề nghiệp theo tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ, công việc đó. NLTH thể hiện các kỹ năng, kiến thức, thái độ ở một người nào đó tiến hành một hoạt động hay những nhiệm vụ, công việc có kết quả trong một nghề nghiệp nhất định. Một chương trình dạy học nghề nghiệp theo NLTH phải thể hiện được các đặc điểm về mặt tổ chức, quản lý sau đây: - Để xác định một người đã hoàn thành chương trình dạy học, cần căn cứ vào sự thông thạo tất cả các NLTH đã được xác định trong khung chương trình dạy học theo tiêu chuẩn. - Không đặt ra yêu cầu về thời lượng dành cho học tập bởi vì người học có thể học theo khả năng và nhịp độ của riêng mình, không phụ thuộc vào người khác, miễn là có đủ thời gian để thông thạo được các NLTH. Điều này cho phép người học có thể vào học và kết thúc việc học ở các thời điểm khác nhau. - Hồ sơ học tập của từng cá nhân và của tất cả mọi người học được lưu tr...