Chuyển đến nội dung chính

DẠY HỌC THEO THUYẾT HÀNH VI

Tâm lý học hành vi là một ngành thực nghiệm khách quan của khoa học tự nhiên, nó không mô tả, không giảng giải các trạng thái ý thức mà quan tâm nghiên cứu đến hành vi thực của con người. Điều này có nghĩa hành vi là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học hành vi. Hành vi là tổng các phản ứng, cử động bên ngoài có thể quan sát được của con người nhằm thích nghi với môi trường. Nguồn gốc của hành vi là kích thích từ môi trường bên ngoài và được tạo lập từ môi trường bên ngoài. Hành vi không xuất phát từ bên trong, không từ ý thức con người ra, mà từ môi trường vào và hành vi được tạo lập từ môi trường bên ngoài không liên quan gì đến ý thức được coi là ý thức bên trong.

Vận dụng thuyết hành vi vào tổ chức dạy học, vào năm 1913, Thorndike đưa ra ba quy tắc dạy học. Đó là quy tắc sẵn sàng, hiệu quả và sự luyện tập.

Trên cơ sở lý thuyết hành vi tạo tác, Skinner đã vận dụng vào việc tổ chức dạy học và đưa ra cách tiếp cận dạy học theo chương trình hóa, trong đó tài liệu học tập được xây dựng với những yêu cầu chặt chẽ theo một hệ thống hành vi liên tục. Kết quả thực hiện hành vi cũng là kết quả học tập, quá trình thực hiện phải quan sát được một cách khách quan. Theo Skinner, học tức là thực hiện hàng loạt các hành vi.

Dạy học cần tuân theo các nguyên tắc sau:

- Mục đích, nội dung bài học đặt ra vì lợi ích của người học và hoạt động học là chủ động.

- Chia quá trình học tập ra các bước nhỏ.

- Xây dựng một hệ thống gợi ý, hướng dẫn để ngay từ đầu người học làm được đúng. Gợi ý bước đầu đầy đủ chi tiết, sau bớt dần và cuối cùng người học có thể tự tìm ra các bước đi làm việc một cách độc lập.

- Hành vi tạo tác đặc trưng cho việc học tập hàng ngày. Cường độ hành vi tạo tác tăng lên nếu hành vi được kèm theo kích thích củng cố. Củng cố là vấn đề then chốt trong dạy học.

- Củng cố ngay những câu trả lời đúng. Củng cố sẽ tạo ra tính tích cực, sẵn sàng của chủ thể trong việc thực hiện tiếp những bài làm tiếp theo của chương trình.

Trong việc hình thành tốt kỹ năng, kỹ xảo thực hành, luyện tay nghề, thuyết hành vi này đã mang lại hiệu quả tốt.

Vui lòng xem Video Clip tại đây

https://www.youtube.com/watch?v=opjxUyMz3FM&t=174s

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁC THÀNH TỐ TRONG DẠY HỌC

Khi chuẩn bị dạy học, người dạy cần quan tâm đến các thành tố trong dạy học. Người dạy cần định hình, chuẩn bị các thành tố này để triển khai dạy học đạt hiệu quả. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp cũng vậy. Vậy, các thành tố đó là gì? 1. Mục tiêu: người dạy thiết lập mục tiêu dạy học, gắn kết với năng lực của người học, đảm bảo tính vừa sức, hợp lý, để người học có thể đạt được sau khi hoàn thành giờ học / bài học. Mục tiêu cần cụ thể; có thể đo lường được; khả thi; có khả năng đạt được và có giới hạn về thời gian. 2. Nội dung: đây là thành tố quan trọng trong giờ dạy. Cho dù có những thông tin bên lề, thì trọng tâm chính, nội dung chính vẫn phải có. Nội dung dạy học thuộc chương trình môn học hoặc mô đun. Sau 1 giờ học, người học phải thu nhận được những nội dung chuyên môn, liên quan đến nghề nghiệp. 3. Phương pháp dạy học: hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy học được chuyển thành hoạt động dạy học. Trọng tâm ...

THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI DẠY THỰC HÀNH

Bài dạy thực hành là bài dạy nhằm hướng dẫn người học giải quyết công việc, hình thành kỹ năng nghề (tay nghề). Để thiết kế, biên soạn bài dạy thực hành, người dạy cần lưu ý: 1. Bài dạy phải thuộc chương trình mô đun: với bài lý thuyết, nội dung thuộc chương trình môn học, thì bài thực hành, nội dung thuộc chương trình mô đun. Khi đề cập đến “mô đun”, tức là nghiêng về thực hành. Lý thuyết cho mô đun là có, nhưng không nhiều. Như vậy, mô đun ở đây là mô đun thực hành nghề, thuộc chương trình đào tạo của nghề. 2. Phù hợp với quy trình: nếu như nội dung bài dạy lý thuyết là cung cấp những thông tin, thì bài dạy thực hành phải có quy trình. Người dạy xây dựng quy trình để giải quyết 1 công việc và tất nhiên phải gắn với nội dung học tập. Một quy trình gồm nhiều bước và trong quá trình học, người học cần tuân theo quy trình để giải quyết công việc. 3. Các bước công việc logic: người dạy là người xây dựng quy trình gồm nhiều bước để giải quyết 1 công việc. Với mỗi công việc, có t...

VIẾT MỤC TIÊU VỀ THÁI ĐỘ

Cho dù là giáo án nào trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thì cũng đều phải có thành tố mục tiêu về thái độ. Những năm gần đây, thành tố “thái độ” được chuyển thành thành tố “năng lực tự chủ và trách nhiệm”. Như vậy, người dạy xây dựng mục tiêu và mong muốn người học đạt được sau buổi học / giờ học. Sau khi học xong giờ học đó, người học có được kỹ năng “mềm” nào, ngoài kỹ năng “cứng” là kỹ năng nghề nghiệp / kỹ năng chuyên môn? Để viết mục tiêu cho thành tố này cũng phải bắt đầu bằng động từ cụ thể, không chung chung. Các động từ thường dùng là: 1. Chấp nhận; Tuân thủ; Lắng nghe: như vậy, trong quá trình học tập, người học cần phải tuân thủ việc thực hiện quy trình thực hành. Bên cạnh đó, có thể là, chấp hành các quy định về vệ sinh công nghiệp; an toàn lao động; an toàn vệ sinh thực phẩm;…Kỹ năng lắng nghe cũng là kỹ năng không thể thiếu với mỗi bạn trẻ. Lắng nghe để hiểu, để làm, để thành công. 2. Phối hợp; Tán thành; Bày tỏ: trong quá trình thực hiện công việc, người học kh...