Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2023

DẠY HỌC THEO THUYẾT HOẠT ĐỘNG

Thực chất của quá trình dạy học là quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức và tâm vận của người học hướng tới chiếm lĩnh các đối tượng hoạt động khác nhau gồm hệ thống tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà nhân loại đã tích luỹ được qua những bài học, môn học, chương trình đào tạo,... Khi con người hướng vào đối tượng hoạt động thì nhu cầu vốn tiềm tàng được hiện thực hóa. Đối tượng sẽ kích thích chủ thể, vươn tới chiếm lĩnh và trở thành động cơ thúc đẩy hoạt động. Sự hình thành động cơ phụ thuộc vào nội dung của đối tượng và hệ thống nội dung này càng phong phú, sâu rộng, hấp dẫn chủ thể thì động cơ hoạt động càng mạnh mẽ. Ngược lại, nội dung của đối tượng nghèo nàn thì ít hấp dẫn chủ thể tích cực hoạt động. Khi đó người ta phải dùng những kích thích nằm ngoài đối tượng để tích cực hóa hoạt động. Trong GDNN, điều có ý nghĩa quyết định là việc nắm vững các kỹ năng vận động và các kỹ năng cảm giác (thị giác, thính giác, xúc giác), thích ứng với sự biến đổi bằng cách lập kế hoạch và ...

DẠY HỌC THEO THUYẾT KIẾN TẠO

Dạy học theo quan điểm của thuyết kiến tạo nghĩa là GV hướng dẫn để người học tự khám phá ra tri thức, thực hiện những nhiệm vụ học tập, từ đó kiến tạo tri thức cho bản thân. Vì vậy, các kiểu dạy học như: dạy học khám phá, dạy học hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề… đều được coi là các PPDH vận dụng quan điểm của lý thuyết kiến tạo. Việc dạy học phải định hướng theo các lĩnh vực gần với cuộc sống và nghề nghiệp, kiến thức tiếp cận là những kinh nghiệm có sẵn trong mỗi cá nhân, do đó, tri thức của mỗi người sẽ không hoàn toàn giống nhau. Ngoài ra, việc học tập chỉ có thể thực hiện trong hoạt động tích cực của bản thân người học, vì chỉ từ những kinh nghiệm và kiến thức mới của bản thân thì mới có thể thay đổi và cá nhân hóa những kiến thức kỹ năng đã có. Việc liên hệ kiến thức đã có trước đó là rất quan trọng làm nền tảng xây dựng kiến thức mới. Người học được hỗ trợ để suy nghĩ thấu đáo và áp dụng kiến thức mới theo những cách thức có ý nghĩa với họ và liên quan tới trải nghiệm của họ....

DẠY HỌC THEO THUYẾT HÀNH VI

Tâm lý học hành vi là một ngành thực nghiệm khách quan của khoa học tự nhiên, nó không mô tả, không giảng giải các trạng thái ý thức mà quan tâm nghiên cứu đến hành vi thực của con người. Điều này có nghĩa hành vi là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học hành vi. Hành vi là tổng các phản ứng, cử động bên ngoài có thể quan sát được của con người nhằm thích nghi với môi trường. Nguồn gốc của hành vi là kích thích từ môi trường bên ngoài và được tạo lập từ môi trường bên ngoài. Hành vi không xuất phát từ bên trong, không từ ý thức con người ra, mà từ môi trường vào và hành vi được tạo lập từ môi trường bên ngoài không liên quan gì đến ý thức được coi là ý thức bên trong. Vận dụng thuyết hành vi vào tổ chức dạy học, vào năm 1913, Thorndike đưa ra ba quy tắc dạy học. Đó là quy tắc sẵn sàng, hiệu quả và sự luyện tập. Trên cơ sở lý thuyết hành vi tạo tác, Skinner đã vận dụng vào việc tổ chức dạy học và đưa ra cách tiếp cận dạy học theo chương trình hóa, trong đó tài liệu học tập được xây dự...