1. Đối tượng học tập là gì? Dạy học thì cần phải có người học. Cho nên, đối tượng ở đây chính là người học. Người dạy cần có người học và để có được người học thì phải hiểu người học. Khi đã hiểu người học thì người dạy có thể thiết kế và triển khai dạy học phù hợp với từng đối tượng người học. Không có người học nào giống người học nào và chắc chắn người học trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cũng khác người học ở bậc đại học hoặc bậc phổ thông.
2. Tại sao họ học
hỏi?
Đây là câu hỏi mà giáo viên cần nêu ra và cũng cần tự trả lời. Người học trong
lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp không chỉ để biết, mà còn học để làm được. Nhu cầu,
mong muốn, nguyện vọng,…của họ là học để áp dụng, để có kỹ năng nghề và để có
thu nhập tốt. Vậy thì, người dạy cần tạo cơ hội để người học được học, được làm,
được phát triển.
3. Họ học những
gì?
Chắc chắn là họ không chỉ và không muốn học lý thuyết nhiều. Họ sẽ học lý thuyết
và tham gia thực hành, thực tập. Họ học nghề và học nghề là để giải quyết các công
việc trong thực tế. Họ cũng muốn gắn kết việc học tập với môi trường thực tế. Hiện
nay, nếu chỉ học lý thuyết chuyên môn và thực hành chuyên môn thì chưa đủ. Người
học còn phải học thêm kiến thức “mềm”, kiến thức về khởi nghiệp, để có thể thành
công trong tương lai gần.
4. Làm thế nào để họ học hỏi? Hãy trao cho họ những cơ hội. Nhà giáo cần hướng dẫn, hỗ trợ, uốn nắn, trách nhiệm với công việc. Khi có người bên cạnh và đồng hành, họ sẽ học tốt, vững tin và chuyên tâm. Thật khó, nếu để người học tự học hoàn toàn, mà thiếu đi sự hướng dẫn từ người dạy.
Vui lòng xem Video Clip tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=gpSgUYH5WzQ
Nhận xét
Đăng nhận xét