Chuyển đến nội dung chính

PHONG CÁCH HỌC CỦA NGƯỜI HỌC Ở CƠ SỞ GDNN

Mỗi một người trưởng thành đều có phong cách học tập riêng của mình. Điều này có nghĩa là người GV phải xem xét các phong cách học tập khác nhau khi chuẩn bị và thực hiện dạy học. Một môi trường học tập có hiệu quả khi nó phù hợp đối với các phong cách học tập khác nhau.

1. Học tích cực và mang tính phản ánh: Hầu như vào một lúc nào đó tất cả người học đều có thể phù hợp để xếp vào trong những nhóm người học là rất năng động và rất có tinh thần phản ánh hoặc đôi khi năng động và đôi khi có tinh thần phản ánh. Có một sự cân bằng như vậy sẽ rất hữu ích cho học tập, đặc biệt là khi triển khai một nhiệm vụ mà các kết quả và kết luận được rút ra từ kinh nghiệm học tập tích cực. Người học thuộc nhóm này là những người học năng động, có xu hướng thích làm việc theo nhóm, thích trao đổi, giải thích và áp dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết vấn đề.

2. Học bằng trực giác: Người học học bằng cảm giác thích nghiên cứu các vấn đề mang tính thực tế và có xu hướng sử dụng các phương pháp có tổ chức chặt chẽ và thực hiện những nhiệm vụ thực hành hơn là thử nghiệm cách mới để giải quyết vấn đề. Người học học bằng trực giác lại yêu thích khám phá các khả năng và mối quan hệ giữa các ý tưởng, khái niệm và chủ đề. Người học bằng trực giác thích sự đổi mới, không thích sự lặp lại và thường hoàn thành các nhiệm vụ nhanh hơn.

3. Học bằng hình ảnh và trao đổi bằng ngôn ngữ: Còn gọi là học bằng lời nới và hình ảnh trực quan hay học bằng cách kết hợp cả hai kênh thông tin thị giác và thính giác. Người học bằng hình ảnh nhớ tốt nhất những gì họ nhìn thấy thông qua tranh ảnh, đồ thị, biểu đồ, phim ảnh và các minh chứng. Người học bằng cách trao đổi với nhau thì phải sử dụng ngôn ngữ nhiều hơn bao gồm diễn giải bằng lời nói và bằng văn bản. Tuy nhiên, con người sẽ đạt kết quả cao nhất trong việc học tập khi các thông tin được truyền đạt được sử dụng cả bằng hình ảnh và ngôn ngữ.

4. Học theo trình tự và học theo vấn đề: Người học theo trình tự có xu hướng theo sát các bước lôgíc và có sự hiểu biết qua các bước, do các bước này được sắp xếp bước nọ kế tiếp bước kia một cách lôgic và mang tính kế thừa nhau. Người học theo trình tự có thể không hiểu hết được tài liệu nhưng ngược lại họ có thể làm được điều gì đó (giống như làm bài tập về nhà hay thi đỗ trong một kỳ thi) do những mẫu thông tin mà họ tiếp nhận được kết nối với nhau một cách lôgic.

Vui lòng xem Video Clip tại đây:

https://www.youtube.com/watch?v=bVgIQg0elAc

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁC THÀNH TỐ TRONG DẠY HỌC

Khi chuẩn bị dạy học, người dạy cần quan tâm đến các thành tố trong dạy học. Người dạy cần định hình, chuẩn bị các thành tố này để triển khai dạy học đạt hiệu quả. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp cũng vậy. Vậy, các thành tố đó là gì? 1. Mục tiêu: người dạy thiết lập mục tiêu dạy học, gắn kết với năng lực của người học, đảm bảo tính vừa sức, hợp lý, để người học có thể đạt được sau khi hoàn thành giờ học / bài học. Mục tiêu cần cụ thể; có thể đo lường được; khả thi; có khả năng đạt được và có giới hạn về thời gian. 2. Nội dung: đây là thành tố quan trọng trong giờ dạy. Cho dù có những thông tin bên lề, thì trọng tâm chính, nội dung chính vẫn phải có. Nội dung dạy học thuộc chương trình môn học hoặc mô đun. Sau 1 giờ học, người học phải thu nhận được những nội dung chuyên môn, liên quan đến nghề nghiệp. 3. Phương pháp dạy học: hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy học được chuyển thành hoạt động dạy học. Trọng tâm ...

THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI DẠY THỰC HÀNH

Bài dạy thực hành là bài dạy nhằm hướng dẫn người học giải quyết công việc, hình thành kỹ năng nghề (tay nghề). Để thiết kế, biên soạn bài dạy thực hành, người dạy cần lưu ý: 1. Bài dạy phải thuộc chương trình mô đun: với bài lý thuyết, nội dung thuộc chương trình môn học, thì bài thực hành, nội dung thuộc chương trình mô đun. Khi đề cập đến “mô đun”, tức là nghiêng về thực hành. Lý thuyết cho mô đun là có, nhưng không nhiều. Như vậy, mô đun ở đây là mô đun thực hành nghề, thuộc chương trình đào tạo của nghề. 2. Phù hợp với quy trình: nếu như nội dung bài dạy lý thuyết là cung cấp những thông tin, thì bài dạy thực hành phải có quy trình. Người dạy xây dựng quy trình để giải quyết 1 công việc và tất nhiên phải gắn với nội dung học tập. Một quy trình gồm nhiều bước và trong quá trình học, người học cần tuân theo quy trình để giải quyết công việc. 3. Các bước công việc logic: người dạy là người xây dựng quy trình gồm nhiều bước để giải quyết 1 công việc. Với mỗi công việc, có t...

VIẾT MỤC TIÊU VỀ THÁI ĐỘ

Cho dù là giáo án nào trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thì cũng đều phải có thành tố mục tiêu về thái độ. Những năm gần đây, thành tố “thái độ” được chuyển thành thành tố “năng lực tự chủ và trách nhiệm”. Như vậy, người dạy xây dựng mục tiêu và mong muốn người học đạt được sau buổi học / giờ học. Sau khi học xong giờ học đó, người học có được kỹ năng “mềm” nào, ngoài kỹ năng “cứng” là kỹ năng nghề nghiệp / kỹ năng chuyên môn? Để viết mục tiêu cho thành tố này cũng phải bắt đầu bằng động từ cụ thể, không chung chung. Các động từ thường dùng là: 1. Chấp nhận; Tuân thủ; Lắng nghe: như vậy, trong quá trình học tập, người học cần phải tuân thủ việc thực hiện quy trình thực hành. Bên cạnh đó, có thể là, chấp hành các quy định về vệ sinh công nghiệp; an toàn lao động; an toàn vệ sinh thực phẩm;…Kỹ năng lắng nghe cũng là kỹ năng không thể thiếu với mỗi bạn trẻ. Lắng nghe để hiểu, để làm, để thành công. 2. Phối hợp; Tán thành; Bày tỏ: trong quá trình thực hiện công việc, người học kh...