Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2023

TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT HỌC TẬP

1. Đối tượng học tập là gì?  Dạy học thì cần phải có người học. Cho nên, đối tượng ở đây chính là người học. Người dạy cần có người học và để có được người học thì phải hiểu người học. Khi đã hiểu người học thì người dạy có thể thiết kế và triển khai dạy học phù hợp với từng đối tượng người học. Không có người học nào giống người học nào và chắc chắn người học trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cũng khác người học ở bậc đại học hoặc bậc phổ thông. 2. Tại sao họ học hỏi? Đây là câu hỏi mà giáo viên cần nêu ra và cũng cần tự trả lời. Người học trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp không chỉ để biết, mà còn học để làm được. Nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng,…của họ là học để áp dụng, để có kỹ năng nghề và để có thu nhập tốt. Vậy thì, người dạy cần tạo cơ hội để người học được học, được làm, được phát triển. 3. Họ học những gì? Chắc chắn là họ không chỉ và không muốn học lý thuyết nhiều. Họ sẽ học lý thuyết và tham gia thực hành, thực tập. Họ học nghề và học nghề là để giải quyết cá...

CHÍNH SÁCH VỚI NGƯỜI HỌC NGHỀ

1. Chính sách miễn học phí: Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng là người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; người mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa; Người tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) học tiếp lên trình độ trung cấp; Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu; người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh. 2. Chính sách hỗ trợ: Người học là phụ nữ, lao động nông thôn khi tham gia các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo dưới 03 tháng được hỗ trợ chi phí đào tạo theo quy định; Học sinh tốt nghiệp trường THCS dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông (THPT) dân tộc nội trú, nội trú dân nuôi được tuyển thẳng vào học trường t...

MÔ HÌNH HỌC TẬP CỦA NGƯỜI HỌC NGHỀ

1. “Cầm tay chỉ việc”: Đây là hình thức tổ chức dạy nghề và học nghề theo kiểu “cha truyền, con nối”. Khi người đi trước đã có nhiều kinh nghiệm về nghề nghiệp thì sẽ chỉ dạy lại cho người đi sau. Việc hướng dẫn học nghề trong “mô hình” này là trực tiếp và đã tồn tại từ lâu đời ở Việt Nam. Người học sẽ đến tại cơ sở sản xuất, nhà xưởng, công trình,…để được chỉ dẫn và thực hành ngay. Học theo “mô hình” này là thực hành, thực tập và trong nhiều trường hợp, người đi trước “biết gì dạy nấy”. 2. Lớp học truyền thống (Offline): Đây là mô hình học tập đã xuất hiện từ lâu và rất phổ biến trong các trường học tại Việt Nam. Học sinh trong một lớp sẽ được tương tác trực tiếp với giáo viên (face-to-face) để được truyền đạt kiến thức. Ngoài vấn đề về sĩ số, lớp học truyền thống còn một số điểm cần cải thiện để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như đáp ứng nhu cầu ngày một cao của người học: Áp dụng công nghệ 4.0 trong mô hình học tập giúp gia tăng tương tác; Chuyển đổi số. 3. Học trực tuyến (...

HỌC THÔNG THẠO

1. Luận điểm 1: Hầu hết tất cả người học được dạy học nghề đều có thể học được bất kỳ công việc nào để đạt tới trình độ thông thạo, nếu như họ được dạy với chất lượng tốt và được bố trí đủ thời gian. Có khoảng hơn 90% trong số người học lẽ ra đã có thể trở thành những người học đạt trình độ thông thạo nghề nghiệp nếu như họ được hướng dẫn tốt và được cung cấp tài liệu học tập chất lượng cao và có đủ thời gian để thực hành, tập luyện. 2. Luận điểm 2: Không thể dựa vào sự khó khăn hay dễ dàng trong việc học một công việc của người học để nói trước kết quả học tập của họ. Nếu tất cả người học đều được dạy học theo lối truyền thống, lấy GV làm trung tâm, thì kết quả kiểm tra của họ có thể là: một số người học chỉ đạt trình độ thông thạo ở mức độ thấp, chỉ có một số (thường khoảng 15-20 %) đạt thành tích cao, phần lớn còn lại đạt kết quả trung bình. Nếu như số người học đó được học theo quan điểm “học thông thạo” như học với chất lượng cao, tập trung vào người học, có đủ thời gian và đư...

NGUYÊN TẮC HỌC TẬP CỦA NGƯỜI LỚN

1. Phải có nhu cầu học tập: người học lớn tuổi sẽ không học một điều gì đó chỉ vì ai đó nói họ cần học mà họ sẽ chỉ học khi bản thân họ có nhu cầu học, mong muốn học một kỹ năng mới hoặc nhận được kiến thức mới nhằm đáp ứng mục tiêu nào đó. 2. Chỉ học khi nào họ thấy cần: người lớn muốn học được điều gì đó từ mỗi buổi học và quan trọng hơn là họ thường không kiên trì với quá nhiều lý thuyết và kiến thức cơ bản. Tuy nhiên họ sẽ đáp lại một cách tốt nhất nếu được dạy một cách đơn giản và đi thẳng vào điều họ muốn học. 3. Học thông qua làm việc: người lớn có thể học bằng cách nghe và nhìn, song họ sẽ học tốt hơn nếu họ được tham gia tích cực vào quá trình học tập. Điều này giải thích tại sao người lớn cần được khuyến khích thảo luận một vấn đề, nghĩ ra biện pháp giải quyết và thực tập một kỹ năng. Người lớn phải có cơ hội sử dụng những gì họ học được trước khi họ quên đi hoặc nó bị gạt bỏ trong trí nhớ. 4. Học qua việc giải quyết những vấn đề hiện thực: nếu vấn đề không hiện thự...

PHONG CÁCH HỌC CỦA NGƯỜI HỌC Ở CƠ SỞ GDNN

Mỗi một người trưởng thành đều có phong cách học tập riêng của mình. Điều này có nghĩa là người GV phải xem xét các phong cách học tập khác nhau khi chuẩn bị và thực hiện dạy học. Một môi trường học tập có hiệu quả khi nó phù hợp đối với các phong cách học tập khác nhau. 1. Học tích cực và mang tính phản ánh: Hầu như vào một lúc nào đó tất cả người học đều có thể phù hợp để xếp vào trong những nhóm người học là rất năng động và rất có tinh thần phản ánh hoặc đôi khi năng động và đôi khi có tinh thần phản ánh. Có một sự cân bằng như vậy sẽ rất hữu ích cho học tập, đặc biệt là khi triển khai một nhiệm vụ mà các kết quả và kết luận được rút ra từ kinh nghiệm học tập tích cực. Người học thuộc nhóm này là những người học năng động, có xu hướng thích làm việc theo nhóm, thích trao đổi, giải thích và áp dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết vấn đề. 2. Học bằng trực giác: Người học học bằng cảm giác thích nghiên cứu các vấn đề mang tính thực tế và có xu hướng sử dụng các phương pháp có ...

ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI HỌC Ở CƠ SỞ GDNN

1. Nhu cầu hiểu, biết: Người học muốn biết tại sao họ phải học một điều gì đó trước khi học. Khi người học có nhu cầu học một điều gì đó họ sẽ phân tích để thấy được những lợi ích do việc học tập này mang lại và những điều bất lợi nếu họ không học điều đó trong nghề nghiệp. 2. Sự tự ý thức của người học: Người học tự nhận thức được trách nhiệm đối với các quyết định của bản thân họ. Họ thường không thích khi bị áp đặt. Điều này có thể đặt ra một vấn đề trong một số tình huống dạy học, đặc biệt nếu nó giống như những kinh nghiệm ở trường học khi họ bị những người khác bảo phải làm gì và làm như thế nào. 3. Kinh nghiệm của người học: Người học có thể nhận thức và hiểu biết thông qua kinh nghiệm của bản thân, do đó, định hướng tư duy, giá trị, thái độ, kiến thức và kỹ năng cá nhân sẽ được hình thành. Những định hướng này được tạo ra, định hình một cách đồng thời và trong một số trường hợp chúng có thể làm cho người học trở nên bảo thủ. 4. Sự sẵn sàng để học: Người học chỉ học tố...

NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA GV GDNN

1. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục: Tiêu chí 1. Hiểu biết đối tượng giáo dục; Tiêu chí 2. Hiểu biết môi trường giáo dục. 2. Tiêu chuẩn 2: Năng lực dạy học: Tiêu chí 3. Lập kế hoạch dạy học; Tiêu chí 4. Lập kế hoạch bài dạy; Tiêu chí 5. Chuẩn bị các điều kiện và phương tiện dạy học; Tiêu chí 6. Thực hiện kế hoạch dạy học; Tiêu chí 7. Vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; Tiêu chí 8. Sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học; Tiêu chí 9. Xây dựng môi trường dạy học; Tiêu chí 10. Đánh giá kết quả học tập của người học; Tiêu chí 11. Quản lí hồ sơ dạy học. 3. Tiêu chuẩn 3: Năng lực giáo dục: Tiêu chí 12. Lập kế hoạch các hoạt động giáo dục; Tiêu chí 13. Giáo dục qua các hoạt động dạy học; Tiêu chí 14. Giáo dục qua công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động giáo dục khác; Tiêu chí 15. Hỗ trợ, hướng dẫn nghề nghiệp, việc làm cho người học; Tiêu chí 16. Đánh giá kết quả rèn luyện của người học. 4. Tiêu chuẩn 4: Năng lực hợp tác trong dạy học và giáo dục: ...