1. Lập kế hoạch: người dạy cần lập kế hoạch chi tiết trong giảng dạy cho dù sử dụng phương pháp nào. Thời điểm nào để áp dụng phương pháp nào, cũng cần có sự chuẩn bị chu đáo, cụ thể. Thuyết trình không chỉ là đến lớp độc thoại và không cần chuẩn bị gì. Ở đây, cần chuẩn bị thông tin, kiểm chứng nguồn thông tin và cần kết hợp với các phương pháp khác trong dạy học.
2. Nghệ thuật
trình bày: trong thực tế, nhiều người đã rất thành công khi sử dụng
phương pháp thuyết trình. Đó là vì họ có sự chuẩn bị chu đáo mà không chỉ dựa vào
sách vở hay tài liệu hàm lâm. Những thông tin thời sự, gắn kết với bài dạy, cộng
với nghệ thuật sư phạm của người dạy, sẽ làm cho bài trình bày hấp dẫn và thu hút.
3. Tương tác với
người học: nếu người dạy chỉ độc thoại thì không thể thành công
trong giảng dạy, nhất là trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Tương tác, trao đổi
cùng người học, sẽ mang đến nhiều lợi ích. Nhiều người học có thêm thông tin và
người dạy cũng có thêm thông tin, có thể điều chỉnh việc dạy học.
4. Sử dụng phương
tiện dạy học: phương tiện dạy học là công cụ để bổ trợ
cho việc giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, nó rất cần thiết và quan trọng. Nếu
chỉ dùng lời nói thì sẽ gây nhàm chán cho người học. Nhưng khi kết hợp được cả
phương tiện, hình ảnh trực quan, video clip sinh động,…thì dạy học không còn là
tương tác 1 chiều.
5. Hướng dẫn
ghi chép: việc của người dạy không chỉ là cung cấp thông tin mà
còn hướng dẫn, hỗ trợ người học cách học. Thông tin nhiều và từ khóa mới là
quan trọng. Người học có kỹ năng ghi chép, chọn lọc thông tin thì hoàn toàn có
thể dễ dàng ghi nhớ, áp dụng. Vai trò của người dạy lúc này là người hướng dẫn.
6. Tóm tắt: thực hiện sau khoảng thời gian dạy nhất định.
Vui lòng xem Video Clip tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=_dLy_Fn48Jg&t=105s
Nhận xét
Đăng nhận xét