1. Năng lực hiểu
người học: người GV phải biết được trình độ phát triển, khả năng
hiểu và nắm bắt tri thức, kỹ năng nghề nghiệp của người học đến đâu, có những vấn
đề mới nào nảy sinh trong quá trình học lý thuyết và thực hành nghề, những diễn
biến về tư tưởng và đạo đức của người học,...
2. Năng lực tự học
và tự bồi dưỡng: người GV GDNN vừa phải đảm nhiệm dạy một
hoặc một số môn học chuyên môn nghề nghiệp nhất định, đồng thời thông qua GDNN
bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cụ thể. Do đó, người
GV GDNN cần có tri thức về chuyên môn và tay nghề giỏi cũng như vốn văn hóa hiểu
biết rộng.
3. Năng lực thiết
kế tài liệu dạy học: Đó là sự gia công về mặt sư phạm của GV đối
với tài liệu học tập, làm cho nó phù hợp tối đa với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi,
trình độ và kinh nghiệm của người học. Sự gia công phải đảm bảo tính lôgic về
khoa học và sư phạm.
4. Năng lực tổ
chức dạy học: thực chất của năng lực dạy học chính là
năng lực tổ chức và điều khiển hoạt động học tập, nhận thức của người học, hình
thành nên những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp thông qua các giờ lý thuyết
và thực hành nghề.
5. Năng lực ngôn
ngữ:
yêu cầu ngôn ngữ của GV phải sâu sắc, rõ ràng, chính xác về nội dung, giản dị
và sinh động về hình thức, phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của người
học.
6. Năng lực giao
tiếp sư phạm: là khả năng nắm bắt nhanh chóng những biểu
hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong của người học, trên cơ sở đó
GV sẽ chủ động, sử dụng hợp lý ngôn ngữ và phương tiện khác để tổ chức, điều
khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục tiêu sư phạm.
7. Năng lực khéo
léo trong ứng xử sư phạm: hiểu được người học của mình về mọi
mặt, đối xử công bằng với họ và không chỉ thông qua những lời nói và những hành
vi biểu hiện bên ngoài mà còn phải bằng cả tấm lòng chân thành với động cơ
trong sáng và tình cảm “tất cả vì học sinh thân yêu”.
8. Năng lực tổ chức hoạt động sư phạm: người GV GDNN không chỉ thuần túy là nhà sư phạm mà còn là một người biết tổ chức sản xuất kinh doanh, liên kết và phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng kinh tế, xã hội để thực hiện tốt mục tiêu sư phạm đặt ra.
Vui lòng xem Video Clip tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=0D7gw3lnSXQ
Nhận xét
Đăng nhận xét