1. Chuẩn bị: trước khi dạy học, người dạy cần có sự chuẩn bị chu đáo, dù là dạy bài lý thuyết, thực hành hay tích hợp. Chuẩn bị để không chỉ “đọc – chép” mà còn là tôn trọng người học. Chuẩn bị để tự tin trong giảng dạy. Chuẩn bị là cần thiết cho dù người dạy đã có nhiều năm kinh nghiệm.
2. Gắn kết thực
tế:
người học không thích học với những kiến thức lý thuyết suông. Cho nên, gắn kết
thực tế là việc người dạy cần phải làm, cho dù là dạy lý thuyết. Lý thuyết sẽ
trở nên thú vị với người học, khi họ có thể áp dụng để giải quyết những bài toán,
công việc trong thực tế.
3. Bổ sung bài
tập:
hầu hết các môn học, học phần lý thuyết đều có thể gắn kết với bài tập. Nhưng,
như vậy vẫn chưa đủ, mà người dạy cần phải bổ trợ thêm nhiều bài tập cho người
học. Bên cạnh đó, việc xây dựng quy trình để giải quyết các bài tập cũng rất cần
thiết. Gắn kết với bài tập, lý thuyết không còn “khô khan”.
4. Áp dụng nhiều
phương pháp: trong khi dạy lý thuyết, người dạy cần áp
dụng nhiều phương pháp khác nhau. Đó không chỉ là thuyết trình, mà còn là thảo
luận, thuyết trình có minh họa, gắn kết lý thuyết với quy trình để giải quyết bài
tập. Như vậy, dạy lý thuyết nhưng có rất nhiều hoạt động khác nhau.
5. Hệ thống lý
thuyết: 1 công việc mà người dạy cần phải làm khi dạy lý thuyết
là hệ thống lại những gì đã triển khai. Tất nhiên, nếu người học tự hệ thống được
là rất tốt. Nhưng, cho dù như vậy, người dạy cũng cần có những lưu ý, nhắc nhở và
đó có thể xem là những từ khóa mà người học cần ghi nhớ, áp dụng.
6. Kiểm tra, đánh
giá:
thực hiện kiểm tra là công việc của người học và thực hiện đánh giá là công việc
của người dạy. Đó có thể là kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận. Và,
cho dù thế nào đi nữa, thì đây cũng là dịp để cả người dạy và người học nhìn lại
việc giảng dạy, học tập.
Vui lòng xem Video Clip tại đậy:
https://www.youtube.com/watch?v=BX-FtLQSksA
Nhận xét
Đăng nhận xét