Chuyển đến nội dung chính

ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GV GDNN

1. Đối tượng của lao động sư phạm: Đối tượng lao động sư phạm của người GV GDNN là học viên. Người học không chỉ là đối tượng chịu sự tác động của giáo dục mà còn là những chủ thể hoạt động có ý thức đang phát triển. Vì vậy đòi hỏi người GV phải có những phẩm chất nhân cách cần thiết như sự tôn trọng, lòng tin, tình thương yêu, sự đối xử công bằng, thái độ ân cần, tế nhị,... đó chính là những phẩm chất không thể thiếu được của loại hình hoạt động đặc thù này.

2. Công cụ của lao động sư phạm: Bất cứ nghề nghiệp nào cũng cần có công cụ, phương tiện để con người sử dụng nó, tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra giá trị vật chất và tinh thần nhất định. Vì vậy công cụ và phương tiện càng tốt thì năng suất và chất lượng sản phẩm càng cao. Ta có thể chia thành hai nhóm công cụ lao động chính là nhóm công cụ vật chất gồm máy móc thiết bị kỹ thuật… và nhóm công cụ tinh thần gồm những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp như lý tưởng và tình yêu nghề nghiệp, khả năng sáng tạo, trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, trình độ chuyên môn tay nghề...

3. Sản phẩm của lao động sư phạm: Quá trình lao động bao gồm các yếu tố là con người, công cụ và đối tượng lao động. Con người sử dụng công cụ tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm lao động. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm tốt hay xấu lại phụ thuộc phần lớn vào công cụ và đối tượng lao động, nhất là trong một thế giới đầy ắp những thông tin khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, thì người ta dễ sống trong ảo tưởng và khi đó vai trò của con người không còn quan trọng trong lao động sản xuất nữa. Nhưng thực tế cuộc sống đã chứng tỏ rằng con người luôn đóng một vai trò quyết định trong bất cứ một quá trình lao động sản xuất vật chất và tinh thần nào. Tuy nhiên, đó không phải là con người chung chung, mà là con người muốn tham gia vào nền sản xuất hiện đại với sức khoẻ về cơ bắp và trí tuệ và “hàm lượng chất xám” nhất định, tức là người lao động phải có những tri thức khoa học kỹ thuật và công nghệ, có kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp và có những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cụ thể.

4. Lao động sư phạm đòi hỏi tính khoa học, tính sáng tạo và tính nghệ thuật cao: Chúng ta nói đây là một nghề đòi hỏi tính khoa học, nghệ thuật và sáng tạo vì nội dung, công cụ và phương tiện cơ bản của dạy học là những tri thức văn hóa, khoa học, kỹ thuật. Công việc của người GV GDNN đòi hỏi tính khoa học cao, phải như người thợ lành nghề và còn phải như một diễn viên và đạo diễn trong quá trình tổ chức các hoạt động sư phạm.

Vui lòng xem Video Clip tại đây:

https://www.youtube.com/watch?v=eck_ZAoPMyk

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁC THÀNH TỐ TRONG DẠY HỌC

Khi chuẩn bị dạy học, người dạy cần quan tâm đến các thành tố trong dạy học. Người dạy cần định hình, chuẩn bị các thành tố này để triển khai dạy học đạt hiệu quả. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp cũng vậy. Vậy, các thành tố đó là gì? 1. Mục tiêu: người dạy thiết lập mục tiêu dạy học, gắn kết với năng lực của người học, đảm bảo tính vừa sức, hợp lý, để người học có thể đạt được sau khi hoàn thành giờ học / bài học. Mục tiêu cần cụ thể; có thể đo lường được; khả thi; có khả năng đạt được và có giới hạn về thời gian. 2. Nội dung: đây là thành tố quan trọng trong giờ dạy. Cho dù có những thông tin bên lề, thì trọng tâm chính, nội dung chính vẫn phải có. Nội dung dạy học thuộc chương trình môn học hoặc mô đun. Sau 1 giờ học, người học phải thu nhận được những nội dung chuyên môn, liên quan đến nghề nghiệp. 3. Phương pháp dạy học: hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy học được chuyển thành hoạt động dạy học. Trọng tâm ...

THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI DẠY THỰC HÀNH

Bài dạy thực hành là bài dạy nhằm hướng dẫn người học giải quyết công việc, hình thành kỹ năng nghề (tay nghề). Để thiết kế, biên soạn bài dạy thực hành, người dạy cần lưu ý: 1. Bài dạy phải thuộc chương trình mô đun: với bài lý thuyết, nội dung thuộc chương trình môn học, thì bài thực hành, nội dung thuộc chương trình mô đun. Khi đề cập đến “mô đun”, tức là nghiêng về thực hành. Lý thuyết cho mô đun là có, nhưng không nhiều. Như vậy, mô đun ở đây là mô đun thực hành nghề, thuộc chương trình đào tạo của nghề. 2. Phù hợp với quy trình: nếu như nội dung bài dạy lý thuyết là cung cấp những thông tin, thì bài dạy thực hành phải có quy trình. Người dạy xây dựng quy trình để giải quyết 1 công việc và tất nhiên phải gắn với nội dung học tập. Một quy trình gồm nhiều bước và trong quá trình học, người học cần tuân theo quy trình để giải quyết công việc. 3. Các bước công việc logic: người dạy là người xây dựng quy trình gồm nhiều bước để giải quyết 1 công việc. Với mỗi công việc, có t...

VIẾT MỤC TIÊU VỀ THÁI ĐỘ

Cho dù là giáo án nào trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thì cũng đều phải có thành tố mục tiêu về thái độ. Những năm gần đây, thành tố “thái độ” được chuyển thành thành tố “năng lực tự chủ và trách nhiệm”. Như vậy, người dạy xây dựng mục tiêu và mong muốn người học đạt được sau buổi học / giờ học. Sau khi học xong giờ học đó, người học có được kỹ năng “mềm” nào, ngoài kỹ năng “cứng” là kỹ năng nghề nghiệp / kỹ năng chuyên môn? Để viết mục tiêu cho thành tố này cũng phải bắt đầu bằng động từ cụ thể, không chung chung. Các động từ thường dùng là: 1. Chấp nhận; Tuân thủ; Lắng nghe: như vậy, trong quá trình học tập, người học cần phải tuân thủ việc thực hiện quy trình thực hành. Bên cạnh đó, có thể là, chấp hành các quy định về vệ sinh công nghiệp; an toàn lao động; an toàn vệ sinh thực phẩm;…Kỹ năng lắng nghe cũng là kỹ năng không thể thiếu với mỗi bạn trẻ. Lắng nghe để hiểu, để làm, để thành công. 2. Phối hợp; Tán thành; Bày tỏ: trong quá trình thực hiện công việc, người học kh...