Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2022

NĂNG LỰC CỦA NHÀ GIÁO GDNN

1. Năng lực hiểu người học: người GV phải biết được trình độ phát triển, khả năng hiểu và nắm bắt tri thức, kỹ năng nghề nghiệp của người học đến đâu, có những vấn đề mới nào nảy sinh trong quá trình học lý thuyết và thực hành nghề, những diễn biến về tư tưởng và đạo đức của người học,... 2. Năng lực tự học và tự bồi dưỡng: người GV GDNN vừa phải đảm nhiệm dạy một hoặc một số môn học chuyên môn nghề nghiệp nhất định, đồng thời thông qua GDNN bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cụ thể. Do đó, người GV GDNN cần có tri thức về chuyên môn và tay nghề giỏi cũng như vốn văn hóa hiểu biết rộng. 3. Năng lực thiết kế tài liệu dạy học: Đó là sự gia công về mặt sư phạm của GV đối với tài liệu học tập, làm cho nó phù hợp tối đa với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, trình độ và kinh nghiệm của người học. Sự gia công phải đảm bảo tính lôgic về khoa học và sư phạm. 4. Năng lực tổ chức dạy học: thực chất của năng lực dạy học chính là năng lực tổ chức và điều khiển hoạt ...

ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GV GDNN

1. Đối tượng của lao động sư phạm: Đối tượng lao động sư phạm của người GV GDNN là học viên. Người học không chỉ là đối tượng chịu sự tác động của giáo dục mà còn là những chủ thể hoạt động có ý thức đang phát triển. Vì vậy đòi hỏi người GV phải có những phẩm chất nhân cách cần thiết như sự tôn trọng, lòng tin, tình thương yêu, sự đối xử công bằng, thái độ ân cần, tế nhị,... đó chính là những phẩm chất không thể thiếu được của loại hình hoạt động đặc thù này. 2. Công cụ của lao động sư phạm: Bất cứ nghề nghiệp nào cũng cần có công cụ, phương tiện để con người sử dụng nó, tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra giá trị vật chất và tinh thần nhất định. Vì vậy công cụ và phương tiện càng tốt thì năng suất và chất lượng sản phẩm càng cao. Ta có thể chia thành hai nhóm công cụ lao động chính là nhóm công cụ vật chất gồm máy móc thiết bị kỹ thuật… và nhóm công cụ tinh thần gồm những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp như lý tưởng và tình yêu nghề nghiệp, khả năng sáng tạo, trình độ vă...

ĐẶC ĐIỂM CỦA GDNN

1. GDNN gắn liền chặt chẽ và đáp ứng nhu cầu của TTLĐ và việc làm : Mục tiêu hàng đầu của GDNN là tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm thông qua dạy học, bồi dưỡng năng lực từng học viên, người lao động sao cho phù hợp với những nhu cầu và yêu cầu của thị trường lao động trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Hơn bất cứ phân hệ giáo dục nào, GDNN gắn liền chặt chẽ với nhu cầu lao động về số lượng, về cơ cấu trình độ, ngành nghề với nhu cầu học tập và việc làm của người lao động, đáp ứng mục tiêu và nhiệm vụ phát triển KT - XH trong phạm vi toàn quốc lẫn vùng miền, địa phương. 2. GDNN gắn kết chặt chẽ với quá trình lao động nghề nghiệp thực tế và công việc hàng ngày của người lao động: Thực chất trong GDNN học viên được đào tạo để hình thành những kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động nghề nghiệp cần thiết cho việc thực hiện thành công quá trình lao động thực tế sau khi tốt nghiệp. Muốn vậy học viên phải được học lý thuyết và thực hành n...

NỘI DUNG CỦA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

1. Kiến thức: trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, đó không chỉ là thực hành và thực tập, mà còn phải dạy cả lý thuyết và học cả lý thuyết. Như vậy, thông tin, kiến thức liên quan và lý thuyết nghề cần phải được chia sẻ, học tập, áp dụng. 2. Kỹ năng: khi nói đến dạy nghề và học nghề, thường gắn với kỹ năng nghề nghiệp và kỹ xảo. Nhưng, để có được kỹ năng nghề nghiệp, thì cần đến thời gian, cơ hội để thực hành, thực tập. 3. Thái độ:   ở đây chính là thái độ của người học Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đang rất quan tâm đến thái độ của người lao động và của người ứng tuyển. Có thể kiến thức nghề nghiệp còn thiếu và kỹ năng nghề nghiệp còn yếu, nhưng người học nghề và người lao động, cần có thái độ, tác phong công nghiệp thật tốt. Việc bồi dưỡng thêm về kiến thức và kỹ năng là không khó, nếu như người học và người làm chịu tiếp thu, biết lắng nghe, chịu học hỏi. Vui lòng xem Video Clip tại đây : https://www.youtube.com/watch?v=r-Y4NaOjv60&t=319s

KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

1. Giáo dục nghề nghiệp: đây là 1 bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam. Bên cạnh giáo dục phổ thông và giáo dục đại học, thì chúng ta có hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống này, hiện nay, đã “phủ sóng” cả nước và ngày càng lớn mạnh, được sự quan tâm của không chỉ nhà nước, chính phủ, mà của toàn xã hội. 2. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp: mỗi bậc học sẽ có 1 mục tiêu riêng và với Giáo dục nghề nghiệp thì đó là đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực để tự hành nghề. Người tốt nghiệp trong lĩnh vực này có thể tự tìm kiếm việc làm và ngoài ra, hoàn toàn có thể tự tạo việc làm cho bản thân và cho nhiều người khác. 3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp: bao gồm trường Cao đẳng; trường Trung cấp và các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, hoặc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên. Hiện nay, nhiều công ty, doanh nghiệp có chức năng đào tạo nghề và thành lập trung tâm đào tạo nghề thuộc công ty. Tất cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đều phải tuân...

NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ

1. Năng lực thiết kế dạy học: trước khi tiến hành giảng dạy thì việc chuẩn bị dạy học, thiết kế trong dạy học rất quan trọng. Khi người dạy chuẩn bị kỹ, thì kết triển khai giảng dạy sẽ thành công. Thiết kế bài giảng, chuẩn bị đồ dùng và phương tiện dạy học, chuẩn bị học liệu, thiết kế bảng biểu, quy trình,…đều rất quan trọng. Không ai có thể làm thay cho người dạy các công việc này. Và, để có được năng lực thiết kế dạy học, người dạy cần phải tự học, tự bồi dưỡng rất nhiều. 2. Năng lực thực hiện dạy học: sau khi đã chuẩn bị và chuẩn bị tốt thì việc tiến hành dạy học cũng quan trọng không kém. Lúc này, người dạy không chỉ truyền đạt 1 chiều, mà còn thao tác mẫu, hỗ trợ người học, triển khai nhiều phương pháp dạy học,…Kỹ năng trình bày bảng, kỹ năng giao tiếp sư phạm, kỹ xảo trong nghề nghiệp,…để chia sẻ cho người học đều rất quan trọng. Dạy nghề luôn gắn với thực hành, nên người dạy phải có năng lực thật vững, để người học vững tin trong học tập. 3. Năng lực kiểm tra – đánh giá: ...

DẠY TÍCH HỢP

1. Giải quyết công việc: bài dạy tích hợp là bài dạy để giải quyết 1 công việc trọn vẹn nhất trong 1 mô đun thực hành nghề. Có thể hiểu, đây là bài dạy mà người dạy sẽ chia sẻ kiến thức, cung cấp thông tin cho người học và hướng dẫn thực hành. Qua bài dạy này, người học có được kiến thức nghề nghiệp và hình thành được kỹ năng nghề nghiệp. 2. Cung cấp kiến thức liên quan: bên cạnh việc tự học của người học thì người dạy cần cung cấp các kiến thức liên quan để giải quyết công việc trong buổi học đó. Kiến thức liên quan cần ngắn gọn, rõ ràng và thường là những yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thực hiện,… 3. Nêu quy trình thực hiện: một nội dung không thể thiếu khi dạy thực hành và dạy tích hợp là người dạy cần nêu quy trình để giải quyết công việc. Quy trình thực hiện, kèm theo bảng hướng dẫn chi tiết để thực hiện, sẽ giúp người học dễ dàng thực hiện và làm việc khoa học. 4. Thao tác mẫu: một hoạt động không thể thiếu trong dạy tích hợp là thao tác mẫu của người dạy. Sau khi đã có ...

DẠY THỰC HÀNH

1. Công việc rõ ràng: Dạy thực hành là hướng dẫn người học thực hiện các bước trong quy trình, để có thể giải quyết các công việc. Trong chương trình đào tạo của mỗi nghề, sẽ có các mô đun thực hành nghề. Và trong mỗi mô đun đó, sẽ có nhiều công việc mà người dạy, cũng như người học cần giải quyết. Như vậy, phần lớn công việc cần giải quyết sẽ gắn với sản phẩm, kết quả rõ ràng, cụ thể. 2. Gắn kết phương tiện dạy học: để triển khai dạy thực hành thì cần phải có phương tiện dạy học, đồ dùng, trang thiết bị,…Giải quyết công việc theo quy trình, cần gắn kết với phương tiện trong dạy học. Khi mỗi người học có đồ dùng và trang thiết bị để thao tác, để thực hành,…cộng với có nhiều cơ hội để thực hành, thì sẽ có được kỹ năng nghề vững. 3. Quy trình rõ ràng: một quy trình bao gồm nhiều bước và nên xây dựng từ 3 đến 8 bước. Cùng là 1 công việc, nhưng quy trình của mỗi người dạy khi xây dựng và áp dụng có thể khác nhau. Tuy nhiên, dù thế nào thì đích đến là người học có thể giải quyết được ...

DẠY LÝ THUYẾT

1. Chuẩn bị: trước khi dạy học, người dạy cần có sự chuẩn bị chu đáo, dù là dạy bài lý thuyết, thực hành hay tích hợp. Chuẩn bị để không chỉ “đọc – chép” mà còn là tôn trọng người học. Chuẩn bị để tự tin trong giảng dạy. Chuẩn bị là cần thiết cho dù người dạy đã có nhiều năm kinh nghiệm. 2. Gắn kết thực tế: người học không thích học với những kiến thức lý thuyết suông. Cho nên, gắn kết thực tế là việc người dạy cần phải làm, cho dù là dạy lý thuyết. Lý thuyết sẽ trở nên thú vị với người học, khi họ có thể áp dụng để giải quyết những bài toán, công việc trong thực tế. 3. Bổ sung bài tập: hầu hết các môn học, học phần lý thuyết đều có thể gắn kết với bài tập. Nhưng, như vậy vẫn chưa đủ, mà người dạy cần phải bổ trợ thêm nhiều bài tập cho người học. Bên cạnh đó, việc xây dựng quy trình để giải quyết các bài tập cũng rất cần thiết. Gắn kết với bài tập, lý thuyết không còn “khô khan”. 4. Áp dụng nhiều phương pháp: trong khi dạy lý thuyết, người dạy cần áp dụng nhiều phương pháp kh...

PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH

1. Lập kế hoạch: người dạy cần lập kế hoạch chi tiết trong giảng dạy cho dù sử dụng phương pháp nào. Thời điểm nào để áp dụng phương pháp nào, cũng cần có sự chuẩn bị chu đáo, cụ thể. Thuyết trình không chỉ là đến lớp độc thoại và không cần chuẩn bị gì. Ở đây, cần chuẩn bị thông tin, kiểm chứng nguồn thông tin và cần kết hợp với các phương pháp khác trong dạy học. 2. Nghệ thuật trình bày: trong thực tế, nhiều người đã rất thành công khi sử dụng phương pháp thuyết trình. Đó là vì họ có sự chuẩn bị chu đáo mà không chỉ dựa vào sách vở hay tài liệu hàm lâm. Những thông tin thời sự, gắn kết với bài dạy, cộng với nghệ thuật sư phạm của người dạy, sẽ làm cho bài trình bày hấp dẫn và thu hút. 3. Tương tác với người học: nếu người dạy chỉ độc thoại thì không thể thành công trong giảng dạy, nhất là trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Tương tác, trao đổi cùng người học, sẽ mang đến nhiều lợi ích. Nhiều người học có thêm thông tin và người dạy cũng có thêm thông tin, có thể điều chỉnh việc...