1. Thông tin: người dạy cung cấp cho người học tổng quan về kiến thức liên quan để có thể giải quyết công việc. Bên cạnh đó là những thông tin về nội dung sẽ giảng dạy, học tập, trao đổi, thảo luận cùng nhau về bài dạy và bài học. Khi có được thông tin cụ thể, rõ ràng, thì việc giảng dạy cũng sẽ dễ dàng hơn.
2. Kế hoạch:
trong dạy nghề, nếu chỉ cung cấp thông tin và chỉ có kiến thức là chưa đủ, mà rất
cần đến kế hoạch chi tiết để giải quyết công việc. Kế hoạch chi tiết này cũng có
thể hiểu là 1 hướng dẫn chi tiết để người học có thể giải quyết được công việc.
Thao tác mẫu có thể diễn ra trong giai đoạn này.
3. Quyết định: đi
đến quyết định để triển khai, thực hiện công việc theo phương pháp gì, quy trình
nào là điều mà người dạy và người học có thể trao đổi cùng nhau. Với kiến thức liên
quan và quy trình đã có được, người học cũng quyết định việc phải tiến hành thực
hành và thực hành nhiều để có được kỹ năng.
4. Thực hiện: thời
điểm này là lúc người học tiến hành thực tập theo quy trình đã được cung cấp.
Việc thực tập cũng luôn có sự hướng dẫn, quan sát, theo dõi, uốn nắn từ người dạy.
Người dạy cần dành 2/3 thời gian của buổi học để thực hành, nhằm hình thành kỹ
năng nghề nghiệp.
5. Kiểm tra:
việc kiểm tra là công việc mà người học phải thực hiện trong quá trình học tập.
Trong giáo dục nghề nghiệp, hầu hết các bài dạy là bài tích hợp. Cho nên, người
học sẽ thực hiện kiểm tra cả lý thuyết và thực hành. Kiểm tra lý thuyết thường
là thực hiện trắc nghiệm. Kiểm tra thực hành là bài tập / công việc
6. Đánh giá: đây là công việc của người dạy, cho dù người học có thể đánh giá chéo thông qua các tiêu chí đã được quy định rõ. Việc đánh giá nhằm để xác định người học đã đạt mục tiêu hay chưa. Đánh giá cũng góp phần vào việc cải tiến việc chuẩn bị và tổ chức giảng dạy của người dạy.
Vui lòng xem Video Clip tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=FVFPTmgST1E&t=2s
Nhận xét
Đăng nhận xét