1. Mở đầu: tại bước này, người dạy cần chuẩn bị thật kỹ để dẫn dắt người học và người học cũng có thể hình thành được động cơ học tập. Vai trò và nghệ thuật giảng dạy của người dạy trong giai đoạn này là rất quan trọng. Khi có được động cơ học tập, người học sẽ chú ý, tập trung đến bài giảng, đến nội dung học tập. Bên cạnh đó, người dạy cần nêu rõ các nhiệm vụ học tập. Người học cần thực hiện những công việc gì và mục tiêu cần phải đạt được là như thế nào.
2. Thông tin kiến
thức: để có thể giải quyết công việc thì người học phải có được
thông tin và kiến thức liên quan đến công việc. Công việc đó chắc chắn phải thuộc
chương trình đào tạo của nghề. Trong 1 nghề, sẽ có rất nhiều nhiệm vụ và công
việc đã được phân tích. Ở đây, trong mỗi buổi học, có thể người dạy và người học
cùng giải quyết 1 công việc thuộc nghề. Vậy thì, những lý thuyết liên quan, quy
trình thực hiện, việc phân nhóm, lưu ý về an toàn,…phải được nêu ra.
3. Tổ chức luyện tập: sau khi đã học về lý thuyết liên quan, có được quy trình thực hiện, cũng như chuẩn bị được các điều kiện để luyện tập,…thì thời gian còn lại của buổi học là để thực hành. Lúc này, người học thực hành, giải quyết công việc theo quy trình đã được nêu ra. Người dạy sẽ quan sát, theo dõi, uốn nắn, cũng như nhắc nhở những chú ý về an toàn lao động, tác phong công nghiệp trong quá trình người học thực hành. Sau đó, người học luyện tập độc lập.
Vui lòng xem Video Clip tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=CfHbleh62t8
Nhận xét
Đăng nhận xét