Người dạy nói chung và người
dạy trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp nói riêng, phải thực hiện nhiều nhiệm vụ
và công việc khác nhau. Trong đó, nhiệm vụ dạy học là quan trọng hơn cả.
1. Ổn định lớp,
kiểm tra an toàn: để bắt đầu 1 buổi dạy hay 1 giờ dạy, người
dạy làm công tác ổn định lớp hoặc ổn định 1 nhóm lớp. Bên cạnh đó, người dạy kiểm
tra an toàn lao động, nhắc nhở quy định, nội quy của xưởng thực hành,…
2. Mở đầu, dẫn
nhập: đây là hoạt động rất quan trọng và cần đến năng lực sư
phạm của giáo viên. Người dạy dẫn dắt, tạo tâm thế tích cực cho người học và cùng
nhau hướng đến nội dung, mục tiêu dạy học.
3. Giới thiệu tên
bài, mục tiêu: gắn kết nội dung đã học với nội dung sẽ học
và hướng đến bài học mới, công việc mới cần phải giải quyết, cũng như để người
học xác định được mục tiêu cần phải đạt được sau buổi học.
4. Tổ chức hoạt
động học tập: giảng dạy, học tập, nhất là trong đào tạo
nghề, cần có cả 2 chủ thể là người dạy, người dạy. Không những thế, giảng dạy và
học tập luôn cần đến nhiều hoạt động khác nhau, vì dạy nghề thiên về hành động.
5. Kiểm tra mức
độ nhận thức: không chỉ giảng dạy, người dạy còn thiết kế,
tổ chức kiểm tra – đánh giá kiến thức của người học. Trong lĩnh vực Giáo dục
nghề nghiệp, không những thực hành, người học còn được trang bị kiến thức nghề.
6. Tóm tắt lý
thuyết: trong giảng dạy, sẽ dạy cả lý thuyết và hướng dẫn thực
hành. Thông thường, lý thuyết sẽ được giới thiệu trước và người dạy cần tóm lượt
những lý thuyết chính, liên quan đến công việc trước khi tổ chức thực hành.
7. Nêu quy trình,
thao tác mẫu: trước khi người học thực hành, người dạy cần
nêu quy trình rõ ràng để giải quyết công việc, thao tác mẫu chậm với các lưu ý.
8. Tổ chức nhóm
luyện tập: trước khi luyện tập cá nhân, người học cần được thực
hành theo nhóm. Qua đó, người học có thể học hỏi và hình thành kỹ năng.
9. Hướng dẫn
luyện tập cá nhân: đây là hoạt động không thể thiếu khi giải quyết
1 công việc trong dạy thực hành hoặc dạy tích hợp. Chỉ có thực hành cá nhân, người
học mới có thể hình thành kỹ năng, năng lực cho chính bản thân.
10. Kiểm tra, đánh giá, kết thúc: Bên cạnh việc tổ chức kiểm tra và đánh giá kiến thức cho người học thì người dạy cần phải tổ chức kiểm tra, đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của người học và gắn với mục tiêu đã đề ra từ đầu buổi dạy.
Vui lòng xem Video Clip tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=npOpJLA0yLY
Nhận xét
Đăng nhận xét