Trong quá trình dạy học,
người dạy cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Cho dù là dạy nghề thì
việc luân phiên áp dụng nhiều phương pháp dạy học sẽ rất cần thiết. Người dạy
không chỉ thao tác mẫu theo quy trình và người học thực hành. Để thu thập được
nhiều thông tin, có được nhiều ý kiến từ người học, thì người dạy cần sử dụng
phương pháp để “kích não” người học. Chỉ khi người học không còn thụ động, có tư
duy và suy nghĩ về vấn đề được người dạy nêu ra, thì giờ dạy sẽ rất sôi nổi.
1. Tổng quan:
với phương pháp này, người học sẽ cùng tham gia với người dạy, nêu ý kiến, góp ý,
trao đổi. Người học là trung tâm của hoạt động dạy học. Người học sẽ suy nghĩ về
vấn đề theo hướng tích cực và sẽ có được nhiều ý kiến sáng tạo, bất ngờ.
2. Quy tắc: để
tổ chức thu thập ý kiến từ người học thì người học phải là những người đã có thông
tin, kiến thức, hiểu biết về vấn đề, chủ đề mà người dạy đưa ra trao đổi. Chỉ có
như vậy mới làm phong phú thêm chủ đề thảo luận. Tổ chức thu thập cần chia nhiều
nhóm với nhóm trưởng, thư ký và phiếu viết ý kiến.
3. Ưu điểm:
bất kỳ phương pháp dạy học nào cũng có những ưu điểm nhất định, kể cả phương pháp
thuyết trình. Khi thu thập ý kiến thì cần phải xác định mọi thông tin từ người
học đều có giá trị. Không dễ gì mà chúng ta có thể thu thập được nhiều thông
tin như vậy và lớp học thì rất vui vẻ, tích cực, hào hứng.
4. Nhược điểm: bên
cạnh những ưu điểm của phương pháp thì cũng có những nhược điểm. Đó là hiệu quả
trong thực hiện. Liệu rằng là, khi trao đổi và lấy ý kiến như vậy, có mang lại hiệu
quả trong giảng dạy hay không, hay chỉ là thông tin và…hết. Bên cạnh đó, người
dạy cần thể hiện được vai trò điều phối, quản lý, chứ không chỉ giao phó mọi việc
cho người học.
5. Những lưu ý: khi
áp dụng phương pháp này, không nên đánh giá, so sánh hay phê phán người học về
những ý kiến, thông tin được nêu ra. Ngoài ra, chủ đề được đưa ra trao đổi phải
là chủ đề mở để có thể thu thập được nhiều thông tin từ người học. Không những
thế, chủ đề cũng cần phải có tính thách đố để người học tư duy, suy nghĩ và cần
gắn kết, gắn với chủ điểm của nội dung bài học.
Lớp học và giờ học sẽ sôi
động hơn rất nhiều khi người dạy áp dụng kỹ thuật công não trong giảng dạy. Giờ
học đạt hiệu quả khi người dạy kết hợp và luân phiên nhiều phương pháp dạy học
khác nhau.
Vui lòng xem Video Clip tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=z4BTLxgvJCA&t=96s
Nhận xét
Đăng nhận xét