Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2022

THUYẾT TRÌNH CÓ MINH HỌA

Thuyết trình được hầu hết người dạy áp dụng trong dạy học nói chung và dạy học trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Khi trình bày 1 vấn đề, cung cấp thông tin,…thì có thể hiểu đó là thuyết trình. Nhưng, thuyết trình như thế nào để bài giảng không còn “khô khan”, nhàm chán,…thì đó lại là 1 nghệ thuật. Vì vậy, người dạy không chỉ “đọc”, để người học “chép”, mà còn rất cần đến minh họa – Trình bày có minh họa để rõ ràng, cụ thể, trực quan. 1. Trình bày, tác động vào giác quan, sử dụng đồ dùng để minh họa: như vậy, với phương pháp dạy học này, người dạy sẽ kết hợp việc trình bày, giới thiệu, cung cấp thông tin và sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dạy học để tác động vào giác quan người học. Người học không chỉ nghe, mà còn quan sát. Khi quan sát, người học có thể gắn kết hình ảnh với thông tin, dễ nhớ và lâu quên. Bài giảng cũng sẽ thiết kế ngắn gọn hơn vì thông tin, nội dung,…đã được “chứa đựng” trong hình ảnh. 2. Người dạy trình bày, sử dụng giáo cụ trực quan, tạo sự sinh độ...

GIẢNG DẠY LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM

1. HSSV tích cực tham gia vào quá trình dạy học: khi người học được trao quyền, được người dạy động viên, khích lệ, tạo điều kiện,…thì chắc chắn họ sẽ không còn thụ động. Với học nghề, người học cần phải được quan sát, được làm, “được sai” và học qua lỗi, rút ra được kinh nghiệm, có được trải nghiệm. 2. GV nói ít hơn 75% thời gian trên lớp: dạy nghề và học nghề gắn với bài tập, công việc, máy móc và như vậy, thời gian để thực hành, thực tập càng nhiều thì càng tốt. Người dạy cũng trình bày, thuyết trình,...nhưng người học luôn cần thời gian thật nhiều để luyện tập, trau dồi kỹ năng. 3. HSSV được tôn trọng, được nêu ý kiến: ngày nay, thông tin rất nhiều và người dạy không thể nào có thể biết được tất cả mọi thứ. Với vai trò là người học thì chính người học trong nhiều tình huống, lại có thể biết rất nhiều điều. Như vậy, cần tôn trọng người học. Họ nêu ý kiến và người dạy cần lắng nghe, chia sẻ. 4. GV trình bày ngắn gọn, có minh họa: dạy nghề luôn gắn với quy trình, hành động, t...

SỬ DỤNG KỸ THUẬT CÔNG NÃO

Trong quá trình dạy học, người dạy cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Cho dù là dạy nghề thì việc luân phiên áp dụng nhiều phương pháp dạy học sẽ rất cần thiết. Người dạy không chỉ thao tác mẫu theo quy trình và người học thực hành. Để thu thập được nhiều thông tin, có được nhiều ý kiến từ người học, thì người dạy cần sử dụng phương pháp để “kích não” người học. Chỉ khi người học không còn thụ động, có tư duy và suy nghĩ về vấn đề được người dạy nêu ra, thì giờ dạy sẽ rất sôi nổi. 1. Tổng quan: với phương pháp này, người học sẽ cùng tham gia với người dạy, nêu ý kiến, góp ý, trao đổi. Người học là trung tâm của hoạt động dạy học. Người học sẽ suy nghĩ về vấn đề theo hướng tích cực và sẽ có được nhiều ý kiến sáng tạo, bất ngờ. 2. Quy tắc: để tổ chức thu thập ý kiến từ người học thì người học phải là những người đã có thông tin, kiến thức, hiểu biết về vấn đề, chủ đề mà người dạy đưa ra trao đổi. Chỉ có như vậy mới làm phong phú thêm chủ đề thảo luận. Tổ chức thu thập...

DẠY CÁC QUY TRÌNH

1. Quy trình là gì? Là 1 tập hợp các bước công việc có liên quan với nhau, để giải quyết 1 công việc cụ thể. Quy trình hay trình tự thực hiện gồm nhiều bước, mỗi bước đều bắt đầu bằng 1 động từ cụ thể. Mỗi quy trình thường từ 3 đến 8 bước. Dựa vào kinh nghiệm của người dạy, người dạy có thể tự xây dựng quy trình thực hiện để giải quyết công việc và đưa vào giảng dạy. 2. Phiếu hướng dẫn thực hiện: để làm rõ hơn quy trình, trong dạy nghề sẽ có thêm phiếu hướng dẫn thực hiện. Phiếu này miêu tả, chỉ dẫn rõ ràng, cụ thể tiến trình thực hiện, những yêu cầu kỹ thuật, hình ảnh liên quan, các lưu ý khi thực hiện. Trong quá trình giảng dạy, học tập, người dạy và người học dựa theo phiếu này để hướng dẫn, thực hiện công việc. 3. Trình diễn: Năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm của người dạy sẽ quyết định sự thành công trong hoạt động này. Người dạy không chỉ dạy lý thuyết và phần thực hành giao lại hoàn toàn cho người học. Với hoạt động trình diễn (thao tác mẫu), người dạy không chỉ thự...