Chuyển đến nội dung chính

PHƯƠNG PHÁP TỔNG KẾT BÀI GIẢNG

Trong dạy học, tổng kết bài giảng đóng 1 vai trò quan trọng và việc này rất cần người dạy có phương pháp để tổ chức thực hiện.

1. Dùng sơ đồ, bảng biểu: sẽ rất hiệu quả nếu người dạy dùng sơ đồ, bảng biểu để hệ thống hóa và tổng kết bài. Thời gian tổng kết không phải để đọc – chép hoặc ghi chép quá nhiều với người học.

2. Giao bài tập áp dụng: đó có thể là bài áp nhỏ để áp dụng ngay với những nội dung đã học. Hoặc, cũng có thể là bài tập, kèm theo hướng dẫn, lưu ý, để người học thực hiện sau buổi học.

3. Kể chuyện, chiếu phim: kể chuyện và lồng ghép vào bài học hoặc 1 bộ phim gắn kết với nội dung đã học sẽ rất hữu ích. Người học sẽ ghi nhớ và áp dụng dễ dàng hơn là chỉ những kiến thức lý thuyết suông.

4. Hỏi – đáp: thời gian tổng kết bài cũng là thời gian để trao đổi, hỏi – đáp, làm rõ hơn các vấn đề đã học, đã thực hành.

5. Đóng vai: người dạy có thể tổ chức để người học đóng vai, liên quan đến nội dung đã học. Thông qua hoạt động, người học sẽ ghi nhớ được những nội dung đã học.

6. Trắc nghiệm: thực hiện trắc nghiệm để người dạy đánh giá được kiến thức mà người học tiếp thu sau buổi học. Trắc nghiệm, kiểm tra những kiến thức cơ bản phù hợp với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

7. Trò chơi câu đố: việc tổ chức trò chơi học tập, giải ô chữ để gắn kết với bài dạy cũng sẽ rất thú vị. Đó cũng chính là học mà chơi, chơi mà học.

8. Gắn kết thực tế: qua thực tiễn và thực tế, kiến thức cũng dễ dàng được hệ thống. Người học nhớ lâu và người dạy rất cần đến kỹ năng để tổng kết bài được sinh động, phù hợp.

9. Nhắc lại, nhấn mạnh: tổng kết bài cũng là dịp để nhắc lại, nhấn mạnh những nội dung đã học. Việc lặp lại luôn cần thiết trong dạy học.

10. Lưu ý Kiến thức; Kỹ năng; Thái độ: cho dù là bài dạy lý thuyết, thì trong quá trình tổng kết bài cần quan tâm đến việc người học đã có được kỹ năng gì. Đây có thể là kỹ năng giải quyết tình huống, bài tập. Và, không thể bỏ qua để đánh giá, nhận xét về thái độ của người học. Thái độ của người học luôn cần được quan tâm, đề cao trong dạy học.

Vui lòng xem Video Clip tại đây:

https://www.youtube.com/watch?v=FhKF0iM_b9Q&t=173s

Nhận xét

  1. A detailed list of lubricants that can be utilized on the mildew received't} hurt the surface or trigger corrosion. A detailed list of cleaners and solvents that can be utilized on the mildew received't} hurt the surface or trigger corrosion. Sammy has been writing content about high precision machining 3D modeling, 3D printing, and Windows for the previous 5 years. His writings have appeared in quantity of|numerous|a selection of} publications, together with All3dp, pick3dprinter, 3dsourced, 3dprintingtoday, ITchronicles, heaps of|and plenty of} others.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁC THÀNH TỐ TRONG DẠY HỌC

Khi chuẩn bị dạy học, người dạy cần quan tâm đến các thành tố trong dạy học. Người dạy cần định hình, chuẩn bị các thành tố này để triển khai dạy học đạt hiệu quả. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp cũng vậy. Vậy, các thành tố đó là gì? 1. Mục tiêu: người dạy thiết lập mục tiêu dạy học, gắn kết với năng lực của người học, đảm bảo tính vừa sức, hợp lý, để người học có thể đạt được sau khi hoàn thành giờ học / bài học. Mục tiêu cần cụ thể; có thể đo lường được; khả thi; có khả năng đạt được và có giới hạn về thời gian. 2. Nội dung: đây là thành tố quan trọng trong giờ dạy. Cho dù có những thông tin bên lề, thì trọng tâm chính, nội dung chính vẫn phải có. Nội dung dạy học thuộc chương trình môn học hoặc mô đun. Sau 1 giờ học, người học phải thu nhận được những nội dung chuyên môn, liên quan đến nghề nghiệp. 3. Phương pháp dạy học: hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy học được chuyển thành hoạt động dạy học. Trọng tâm ...

THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI DẠY THỰC HÀNH

Bài dạy thực hành là bài dạy nhằm hướng dẫn người học giải quyết công việc, hình thành kỹ năng nghề (tay nghề). Để thiết kế, biên soạn bài dạy thực hành, người dạy cần lưu ý: 1. Bài dạy phải thuộc chương trình mô đun: với bài lý thuyết, nội dung thuộc chương trình môn học, thì bài thực hành, nội dung thuộc chương trình mô đun. Khi đề cập đến “mô đun”, tức là nghiêng về thực hành. Lý thuyết cho mô đun là có, nhưng không nhiều. Như vậy, mô đun ở đây là mô đun thực hành nghề, thuộc chương trình đào tạo của nghề. 2. Phù hợp với quy trình: nếu như nội dung bài dạy lý thuyết là cung cấp những thông tin, thì bài dạy thực hành phải có quy trình. Người dạy xây dựng quy trình để giải quyết 1 công việc và tất nhiên phải gắn với nội dung học tập. Một quy trình gồm nhiều bước và trong quá trình học, người học cần tuân theo quy trình để giải quyết công việc. 3. Các bước công việc logic: người dạy là người xây dựng quy trình gồm nhiều bước để giải quyết 1 công việc. Với mỗi công việc, có t...

VIẾT MỤC TIÊU VỀ THÁI ĐỘ

Cho dù là giáo án nào trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thì cũng đều phải có thành tố mục tiêu về thái độ. Những năm gần đây, thành tố “thái độ” được chuyển thành thành tố “năng lực tự chủ và trách nhiệm”. Như vậy, người dạy xây dựng mục tiêu và mong muốn người học đạt được sau buổi học / giờ học. Sau khi học xong giờ học đó, người học có được kỹ năng “mềm” nào, ngoài kỹ năng “cứng” là kỹ năng nghề nghiệp / kỹ năng chuyên môn? Để viết mục tiêu cho thành tố này cũng phải bắt đầu bằng động từ cụ thể, không chung chung. Các động từ thường dùng là: 1. Chấp nhận; Tuân thủ; Lắng nghe: như vậy, trong quá trình học tập, người học cần phải tuân thủ việc thực hiện quy trình thực hành. Bên cạnh đó, có thể là, chấp hành các quy định về vệ sinh công nghiệp; an toàn lao động; an toàn vệ sinh thực phẩm;…Kỹ năng lắng nghe cũng là kỹ năng không thể thiếu với mỗi bạn trẻ. Lắng nghe để hiểu, để làm, để thành công. 2. Phối hợp; Tán thành; Bày tỏ: trong quá trình thực hiện công việc, người học kh...