Với phương pháp này, người
học được làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi thành viên trong nhóm đều
có cơ hội tham gia vào nhiêm vụ đã được phân công sẵn.
Một nhiệm vụ mang tính cộng
tác là nhiệm vụ mà người học không thể giải quyết 1 mình. Họ cần có sự cộng tác
thực sự giữa các thành viên trong nhóm. Công việc thường được phân công ngay từ
đầu cho mỗi thành viên.
Khi tổ chức dạy học theo
nhóm, vai trò của người dạy rất quan trọng:
- Choice (lựa
chọn): người dạy xác định, lựa chọn chủ đề, nêu vấn đề,…để
người học có thể thực hiện theo nhóm. Nhiều người dạy tìm mọi cách để có hoạt động
nhóm khi tổ chức dạy học. Tuy nhiên, không nhất thiết phải có hoạt động nhóm
khi dạy học. Hoạt động nhóm khi có vấn đề cần giải quyết và cần đến ý kiến, thảo
luận của nhiều học viên.
- Challenge
(thách thức): tổ chức hoạt động nhóm là 1 thách thức với
người dạy, khi phải chuẩn bị các tình huống, các vấn đề để người học giải quyết.
Tình huống và vấn đề cần vừa sức với người học.
- Control
(kiểm soát): cho dù có trưởng nhóm và thư ký của mỗi nhóm,
khi tổ chức hoạt động nhóm, thì vai trò của người dạy cũng rất quan trọng. Người
dạy sẽ là người quan sát, hỗ trợ, trao đổi,…để hoạt động của các nhóm đi “đúng
quỹ đạo”.
-
Cooperation (hợp tác): hoạt động nhóm giúp người học phát
triển kỹ năng giao tiếp, làm tăng động cơ học tập của người học. Đây cũng là cơ
hội để người dạy có được nhiều thông tin nhằm thiết kế những bài dạy phù hợp với
năng lực của người học.
Một số lưu ý
khi tổ chức hoạt động nhóm:
- Thành viên của mỗi nhóm
thường từ 5 đến 9 người (tổng số thành viên thuộc nhóm luôn là số lẻ).
- Cần có trưởng nhóm và
thư ký cho mỗi nhóm.
- Tôn trọng ý kiến, góp ý
của tất cả các thành viên thuộc nhóm.
- Cần thông báo thời gian
trước khi bắt đầu hoạt động nhóm.
- Xây dựng mục tiêu, kế
hoạch và kiên trì thực hiện khi tổ chức hoạt động nhóm.
https://www.youtube.com/watch?v=zykT0GAbwe8&t=2s
Nhận xét
Đăng nhận xét