Chuyển đến nội dung chính

NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM KHI DẠY HỌC

1. Tự tin nhưng khiêm tốn: người dạy tự tin với kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong dạy học, nhưng cần khiêm tốn. Làm được và giải quyết tốt các công việc nhưng cần khiêm tốn. Kiến thức vẫn vô vàn và người dạy vẫn rất cần tiếp tục học để thành công trong công việc giảng dạy.

2. Kiên nhẫn, lắng nghe: người dạy không thể yêu cầu người học phải như chính bản thân mình. Cho nên, kiên nhẫn truyền đạt, hướng dẫn và lắng nghe nhưng khó khăn từ người học làm điều mà người dạy cần phải có.

3. Trang phục gọn gàng, lịch sự: ngoài trang phục trong giảng dạy thực hành theo quy định của từng trường, thì trang phục của giáo viên nam, giáo viên nữ cũng cần gọn gàng, lịch sự. Trang phục phải phù hợp với cơ sở giáo dục.

4. Đến lớp đúng giờ: trường học và lớp học đều có quy định về giờ giấc. Vì vậy, người dạy không được lấy bất cứ lý do gì để đến lớp muộn và người học phải chờ. Trừ những trường hợp bất khả kháng, nhưng, đã là bất khả kháng thì không phải lúc nào cũng xảy ra.

5. Chuẩn bị bài dạy kỹ: chuẩn bị trong giảng dạy là rất cần thiết. Khi người dạy càng chuẩn bị kỹ, thì giờ giảng sẽ thành công cao. Chuẩn bị để tự tin và chuẩn bị để thành công.

6. Bao quát lớp tốt: khi tham gia giảng dạy, người dạy cần phải bao quát, tương tác cả lớp. Có như vậy, nhanh chóng hỗ trợ người học, cũng như sẵn sàng xử lý các tình huống xảy ra trong giờ dạy.

7. Ngôn từ chính xác, chuẩn mực: mô phạm là điều rất cần ở mỗi giáo viên. Người dạy nên hạn chế dùng từ địa phương và cần thể hiện 1 tác phong, cũng như giao tiếp chuẩn mực với người học.

8. Di chuyển trong lớp hợp lý: người dạy nói chung và dạy học trong lĩnh vực GDNN nói riêng, nên tránh việc chỉ mời 1 HSSV hay người học trong cả buổi. Hoặc, chỉ đứng tại 1 vị trí trong cả buổi dạy.

9. Tôn trọng, không áp đặt: người học cần được tôn trọng và áp đặt phải tuân lệnh, phải chấp hành, không còn phù hợp với giáo dục hiện nay.

10. Lưu ý giọng nói, âm lượng, tốc độ: tốc độ nói phù hợp, âm lượng phù hợp,…luôn cần thiết trong giảng dạy.

Người dạy lưu ý những việc nên làm để luôn có được những giờ dạy chất lượng.

Vui lòng xem Video Clip tại đây:

https://www.youtube.com/watch?v=bbazScyYu6I&t=191s

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁC THÀNH TỐ TRONG DẠY HỌC

Khi chuẩn bị dạy học, người dạy cần quan tâm đến các thành tố trong dạy học. Người dạy cần định hình, chuẩn bị các thành tố này để triển khai dạy học đạt hiệu quả. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp cũng vậy. Vậy, các thành tố đó là gì? 1. Mục tiêu: người dạy thiết lập mục tiêu dạy học, gắn kết với năng lực của người học, đảm bảo tính vừa sức, hợp lý, để người học có thể đạt được sau khi hoàn thành giờ học / bài học. Mục tiêu cần cụ thể; có thể đo lường được; khả thi; có khả năng đạt được và có giới hạn về thời gian. 2. Nội dung: đây là thành tố quan trọng trong giờ dạy. Cho dù có những thông tin bên lề, thì trọng tâm chính, nội dung chính vẫn phải có. Nội dung dạy học thuộc chương trình môn học hoặc mô đun. Sau 1 giờ học, người học phải thu nhận được những nội dung chuyên môn, liên quan đến nghề nghiệp. 3. Phương pháp dạy học: hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy học được chuyển thành hoạt động dạy học. Trọng tâm ...

THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI DẠY THỰC HÀNH

Bài dạy thực hành là bài dạy nhằm hướng dẫn người học giải quyết công việc, hình thành kỹ năng nghề (tay nghề). Để thiết kế, biên soạn bài dạy thực hành, người dạy cần lưu ý: 1. Bài dạy phải thuộc chương trình mô đun: với bài lý thuyết, nội dung thuộc chương trình môn học, thì bài thực hành, nội dung thuộc chương trình mô đun. Khi đề cập đến “mô đun”, tức là nghiêng về thực hành. Lý thuyết cho mô đun là có, nhưng không nhiều. Như vậy, mô đun ở đây là mô đun thực hành nghề, thuộc chương trình đào tạo của nghề. 2. Phù hợp với quy trình: nếu như nội dung bài dạy lý thuyết là cung cấp những thông tin, thì bài dạy thực hành phải có quy trình. Người dạy xây dựng quy trình để giải quyết 1 công việc và tất nhiên phải gắn với nội dung học tập. Một quy trình gồm nhiều bước và trong quá trình học, người học cần tuân theo quy trình để giải quyết công việc. 3. Các bước công việc logic: người dạy là người xây dựng quy trình gồm nhiều bước để giải quyết 1 công việc. Với mỗi công việc, có t...

VIẾT MỤC TIÊU VỀ THÁI ĐỘ

Cho dù là giáo án nào trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thì cũng đều phải có thành tố mục tiêu về thái độ. Những năm gần đây, thành tố “thái độ” được chuyển thành thành tố “năng lực tự chủ và trách nhiệm”. Như vậy, người dạy xây dựng mục tiêu và mong muốn người học đạt được sau buổi học / giờ học. Sau khi học xong giờ học đó, người học có được kỹ năng “mềm” nào, ngoài kỹ năng “cứng” là kỹ năng nghề nghiệp / kỹ năng chuyên môn? Để viết mục tiêu cho thành tố này cũng phải bắt đầu bằng động từ cụ thể, không chung chung. Các động từ thường dùng là: 1. Chấp nhận; Tuân thủ; Lắng nghe: như vậy, trong quá trình học tập, người học cần phải tuân thủ việc thực hiện quy trình thực hành. Bên cạnh đó, có thể là, chấp hành các quy định về vệ sinh công nghiệp; an toàn lao động; an toàn vệ sinh thực phẩm;…Kỹ năng lắng nghe cũng là kỹ năng không thể thiếu với mỗi bạn trẻ. Lắng nghe để hiểu, để làm, để thành công. 2. Phối hợp; Tán thành; Bày tỏ: trong quá trình thực hiện công việc, người học kh...