Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2022

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM

Với phương pháp này, người học được làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào nhiêm vụ đã được phân công sẵn. Một nhiệm vụ mang tính cộng tác là nhiệm vụ mà người học không thể giải quyết 1 mình. Họ cần có sự cộng tác thực sự giữa các thành viên trong nhóm. Công việc thường được phân công ngay từ đầu cho mỗi thành viên. Khi tổ chức dạy học theo nhóm, vai trò của người dạy rất quan trọng: - Choice (lựa chọn): người dạy xác định, lựa chọn chủ đề, nêu vấn đề,…để người học có thể thực hiện theo nhóm. Nhiều người dạy tìm mọi cách để có hoạt động nhóm khi tổ chức dạy học. Tuy nhiên, không nhất thiết phải có hoạt động nhóm khi dạy học. Hoạt động nhóm khi có vấn đề cần giải quyết và cần đến ý kiến, thảo luận của nhiều học viên. - Challenge (thách thức): tổ chức hoạt động nhóm là 1 thách thức với người dạy, khi phải chuẩn bị các tình huống, các vấn đề để người học giải quyết. Tình huống và vấn đề cần vừa sức với người học. - Control...

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO VẤN ĐỀ

1. Khái niệm: Dạy học theo vấn đề là 1 phương pháp dạy học với mục tiêu để người học thu nhận kiến thức trên cơ sở tổ chức, hướng dẫn họ tìm tòi, nghiên cứu, chứ không phải bị động, chờ người dạy truyền thụ. 2. Đặc điểm: Vấn đề là bối cảnh trung tâm của hoạt động dạy học: đảo ngược hoạt động dạy học, người học được tiếp cận với vấn đề ngay từ đầu bài dạy. Người học tự tìm tòi để xác định những nguồn thông tin giúp giải quyết vấn đề. Người học phải tự trang bị lý thuyết để tiếp cận và giải quyết vấn đề. Thảo luận nhóm là hoạt động cốt lõi: qua thảo luận, người học chia sẻ nguồn thông tin và cùng nhau giải quyết vấn đề, đi đến kết luận. Vai trò của người dạy là hỗ trợ: giáo viên đóng vai trò định hướng, trợ giúp, đánh giá, hệ thống hóa kiến thức, khái quát hóa các kết luận. 3. Đặc trưng của vấn đề: Xây dựng vấn đề dựa vào kiến thức có liên quan đến bài học. Việc này, cũng sẽ kích thích tính tò mò và sự hứng thú của người học. Xây dựng vấn đề dựa trên các tiêu chí thường ...

KỸ NĂNG GIẢNG DẠY

Để dạy hiệu quả, người dạy cần có kỹ năng giảng dạy tốt. Kỹ năng giảng dạy nói chung và kỹ năng giảng dạy trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nói riêng, cần phải luôn được người dạy trau dồi, bồi dưỡng và áp dụng. 1. Kỹ năng lập kế hoạch: trước khi tiến hành dạy học, người dạy cần lập kế hoạch chi tiết, rõ ràng, cụ thể. Căn cứ vào kế hoạch đó, việc triển khai dạy học sẽ theo quy trình, đạt được hiệu quả. 2. Kỹ năng mở đầu bài: dẫn nhập vào bài dạy rất quan trọng và thời điểm này cũng là lúc tạo sự chú ý, tạo tâm thế cho người học. Vì vậy, để có dẫn nhập tốt, rất cần đến sự chuẩn bị, đầu tư, nghệ thuật sư phạm của người dạy. 3. Kỹ năng chốt kiến thức: bên cạnh việc dẫn nhập để vào bài mới thì người dạy cần có kỹ năng tổng kết bài. Đây là hoạt động mà không chỉ đọc – chép hay chiếu – chép. Người dạy cần phải áp dụng nhiều phương pháp để tổng kết bài. 4. Kỹ năng lắng nghe: người dạy không chỉ độc thoại, thuyết trình từ đầu buổi dạy đến cuối buổi dạy. Người dạy cần lắng nghe ngư...

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DẠY

Trong dạy học, người dạy không chỉ làm nhiệm vụ thuyết trình, hay đọc để người học chép, mà còn phải thực hiện nhiều công việc khác nhau, với những vai trò khác nhau. Đó là: 1. Người trình bày, giới thiệu: người dạy giới thiệu đề cương của buổi học và trình bày chi tiết những nội dung của bài dạy. Lúc này, người dạy thể hiện vai trò là chủ thể trong dạy học. 2. Người định hướng: trong dạy học, người dạy còn là người dẫn dắt, định hướng để người học tiếp tục tìm hiểu, tự học. Với tư cách là người đi trước và với vai trò định hướng, người dạy đang thể hiện vai trò là người dẫn đường. 3. Người gợi mở tri thức: hiện nay, thông tin và kiến thức là vô tận. Trong dạy học, người dạy không thể cung cấp tất cả kiến thức, mà chỉ là những thông tin chung, kiến thức cơ bản, nền tảng. Còn lại, người dạy gợi mở để người học tiếp tục tìm hiểu. 4. Người tạo điều kiện: việc người dạy tạo những điều kiện thuận lợi, cần thiết để người học phát huy khả năng, áp dụng kiến thức đã học vào công vi...

NHỮNG VIỆC KHÔNG NÊN LÀM KHI DẠY HỌC

Trong quá trình thực hiện dạy học, người dạy cũng rất cần phải lưu ý đến những việc không nên làm, để hoạt động dạy học đạt hiệu quả. 1. Đến lớp muộn: trừ những trường hợp bất khả kháng, người dạy phải đến muộn. Còn lại, việc một người đi làm đúng giờ là phải thực hiện. Với giáo viên, nếu phải để người học chờ đợi vì đi dạy trễ, dường như là không thể chấp nhận. 2. Trang phục không phù hợp: trang phục của người dạy cần phù hợp với môi trường sư phạm. Trang phục không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến người học và hoạt động dạy học. 3. Nói quá nhanh, quá nhỏ, nói lắp: tất cả đều phải luyện tập và việc giao tiếp, điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói,…cũng cần luyện tập. 4. Chỉ 1 ngón tay vào người học: đây là hành động mà giáo viên cần lưu ý. Trong nhiều lĩnh vực, việc chỉ 1 ngón tay vào người khác sẽ gây ra những mâu thuẫn không đáng có. Trong dạy học, càng nên tránh điều này. 5. Bỏ tay vào túi quần: đây cũng là lỗi mà nhiều giáo viên nam mắc phải. Chúng ta nên tránh việc này. Sẽ có rấ...

NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM KHI DẠY HỌC

1. Tự tin nhưng khiêm tốn: người dạy tự tin với kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong dạy học, nhưng cần khiêm tốn. Làm được và giải quyết tốt các công việc nhưng cần khiêm tốn. Kiến thức vẫn vô vàn và người dạy vẫn rất cần tiếp tục học để thành công trong công việc giảng dạy. 2. Kiên nhẫn, lắng nghe: người dạy không thể yêu cầu người học phải như chính bản thân mình. Cho nên, kiên nhẫn truyền đạt, hướng dẫn và lắng nghe nhưng khó khăn từ người học làm điều mà người dạy cần phải có. 3. Trang phục gọn gàng, lịch sự: ngoài trang phục trong giảng dạy thực hành theo quy định của từng trường, thì trang phục của giáo viên nam, giáo viên nữ cũng cần gọn gàng, lịch sự. Trang phục phải phù hợp với cơ sở giáo dục. 4. Đến lớp đúng giờ: trường học và lớp học đều có quy định về giờ giấc. Vì vậy, người dạy không được lấy bất cứ lý do gì để đến lớp muộn và người học phải chờ. Trừ những trường hợp bất khả kháng, nhưng, đã là bất khả kháng thì không phải lúc nào cũng xảy ra. 5. Chuẩn bị bài dạy kỹ...

PHƯƠNG PHÁP TỔNG KẾT BÀI GIẢNG

Trong dạy học, tổng kết bài giảng đóng 1 vai trò quan trọng và việc này rất cần người dạy có phương pháp để tổ chức thực hiện. 1. Dùng sơ đồ, bảng biểu: sẽ rất hiệu quả nếu người dạy dùng sơ đồ, bảng biểu để hệ thống hóa và tổng kết bài. Thời gian tổng kết không phải để đọc – chép hoặc ghi chép quá nhiều với người học. 2. Giao bài tập áp dụng: đó có thể là bài áp nhỏ để áp dụng ngay với những nội dung đã học. Hoặc, cũng có thể là bài tập, kèm theo hướng dẫn, lưu ý, để người học thực hiện sau buổi học. 3. Kể chuyện, chiếu phim: kể chuyện và lồng ghép vào bài học hoặc 1 bộ phim gắn kết với nội dung đã học sẽ rất hữu ích. Người học sẽ ghi nhớ và áp dụng dễ dàng hơn là chỉ những kiến thức lý thuyết suông. 4. Hỏi – đáp: thời gian tổng kết bài cũng là thời gian để trao đổi, hỏi – đáp, làm rõ hơn các vấn đề đã học, đã thực hành. 5. Đóng vai: người dạy có thể tổ chức để người học đóng vai, liên quan đến nội dung đã học. Thông qua hoạt động, người học sẽ ghi nhớ được những nội du...

TỔNG KẾT BÀI GIẢNG

Bên cạnh việc mở đầu bài dạy thì tổng kết bài giảng cũng đóng 1 vai trò rất quan trọng. Tổng kết bài cũng là công việc mà người dạy cần phải thực hiện trong từng giờ dạy hoặc trong từng buổi dạy. 1. Tổng kết bài là gì? Đó chính là tổng kết lại những kiến thức đã học; những nội dung trọng tâm; những lưu ý; hay nhắc nhở những việc cần tiếp tục thực hiện để buổi học sau đạt kết quả cao; hoặc cũng có thể đề cập đến tác phong công nghiệp, thái độ của người học. Học với thời gian dài, nhưng tổng kết với thời gian ngắn. 2. Vì sao phải tổng kết bài? Nếu chỉ dạy và dạy thì nội dung sẽ rất nhiều. Nhưng khi không tổng kết, thiếu lưu ý, không nhắc nhở, thiếu động viên,…thì người học cũng khó để có thể xác định được đã đạt mục tiêu hay chưa. Ngoài ra, tổng kết cũng là để cô đọng, đánh giá và động viên người học. 3. Tổng kết bài vào lúc nào? Thông thường, vào cuối buổi dạy, khi đã hoàn thành nội dung. Nhưng, người dạy cũng có thể tổng kết vào khoảng thời gian nào đó trong buổi dạy, trước kh...

PHƯƠNG PHÁP MỞ ĐẦU BÀI DẠY

Để mở đầu 1 bài dạy, cần có phương pháp, kỹ thuật dạy học. Và tất nhiên, mỗi bài dạy sẽ có phương pháp mở đầu bài dạy khác nhau. Để được như vậy, rất cần đến kỹ năng giảng dạy của người dạy. 1. Thuyết trình: mở đầu bài dạy cũng có thể dùng phương pháp thuyết trình. Sử dụng phương pháp thuyết trình vẫn hoàn toàn mang lại hiệu quả trong dạy học. Thuyết trình khác với đọc – chép. Nếu ngay từ đầu giờ dạy, người học đã đọc, để người học chép, thì không bao lâu sau, người học sẽ cảm thấy rất chán nản để tiếp tục tiếp thu bài. Trình bày ấn tượng là điều mà người dạy cần quan tâm. 2. Trực quan hóa: dạy nghề rất cần đến đồ dùng, trang thiết bị dạy học. Và, chỉ có như vậy, người học mới có cơ hội để thực hành, để áp dụng. Cho nên, thay vì chỉ nhắc đến lý thuyết, đến thông tin, người dạy cần gắn kết với trang thiết bị để ngay từ đầu, người học có thể dễ dàng hình dung việc học, quy trình để giải quyết công việc trong buổi hôm đó. 3. Gợi mở, vấn đáp: ngay từ phần dẫn nhập, người học cũng ...

CHUẨN BỊ TÂM THẾ ĐỂ DẠY HỌC HIỆU QUẢ

Để công tác giảng dạy đạt được hiệu quả thì việc chuẩn bị trước khi thực hiện dạy học, đóng vai trò rất quan trọng. Với 1 tâm thế tích cực của người dạy, người học cũng sẵn sàng hợp tác, trao đổi và thành công trong quá trình học tập. 1. Ăn mặc và tác phong: trang phục quy định cho người dạy chắc chắn là phải gọn gàng, sạch sẽ,…với áo sơ mi, quần tây (với người dạy nam) và có thể là áo dài hoặc váy (với người dạy nữ). Bên cạnh đó, nếu dạy thực hành thì mỗi trường thường có quy định riêng cho người dạy. Tác phong chuẩn mực, mô phạm,…cũng đóng vai trò quan trọng để giờ dạy hiệu quả, thành công. 2. Chuẩn bị câu nói đầu tiên: lời chào cũng như khoảng giao tiếp đầu tiên, trong buổi dạy đầu tiên,…rất quan trọng. Người học sẽ luôn nhớ về khoảng thời gian đầu tiên khi tiếp xúc với người dạy. Dạy học cần đến giao tiếp. Giao tiếp để có thể hiểu nhau, hợp tác và tiếp tục mang lại những kết nối tích cực. 3. Không giới thiệu bản thân quá nhiều: buổi dạy đầu, người dạy có thể giới thiệu sơ ...

MỞ ĐẦU BÀI DẠY

Chuẩn bị dạy học đã quan trọng, triển khai dạy học còn quan trọng hơn. Trong hoạt động dạy học, việc mở đầu bài dạy, dẫn dắt bài dạy như thế nào, sẽ góp phần rất lớn trong thành công của giờ dạy, buổi dạy. Như vậy, 1. Dẫn dắt, tạo tâm thế tích cực: nghệ thuật giảng dạy của người dạy là biết cách dẫn dắt, đưa người dạy vào bài dạy. Dẫn dắt không khô cứng, không cứng nhắc, không “thô”,…sẽ mang đến cho người học 1 tâm thế sẵn sàng để vào bài mới. Bên cạnh đó, người dạy cần tạo cho người học 1 tâm thế tích cực để học tập, để tiếp thu bài. Chỉ khi có sự tích cực, sẵn sàng,…thì việc học sẽ mang lại kết quả. 2. Tìm hiểu về người học: người dạy cần tìm hiểu về người học. Tìm hiểu về năng lực, về sở thích, về khả năng tiếp thu,…Vậy, nếu chưa tiếp xúc với HSSV, thì tìm hiểu qua những giảng viên đã dạy, đang dạy lớp / nhóm đó. Nếu đang dạy thì vẫn phải tiếp tục tìm hiểu để điều chỉnh, cải tiến việc giảng dạy, truyền đạt. Tìm hiểu để thiết kế bài dạy phù hợp với người học. 3. Gắn kết với...

NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG DẠY HỌC

Khi triển khai dạy học nói chung và dạy học trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp nói riêng, người dạy cần quan tâm đến các nguyên tắc trong dạy học. Đây cũng chính là cẩm nang để hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao. Vậy, đâu là những nguyên tắc mà người dạy cần chú ý và áp dụng? 1. Liên hệ thực tế: giờ học sẽ rất nhàm chám nếu chỉ là những thông tin, những kiến thức lý thuyết. Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, cần phải gắn kết kiến thức trong giáo trình với thực hành, thực tế. Và, để làm được như vậy thì người dạy cần phải có những thông tin thực tế, đã có những trải nghiệm, gắn kết với thực tiễn. 2. Tạo không khí tích cực: đây là nghệ thuật trong giảng dạy của người dạy. Không khí lớp học căng thẳng thì thật khó để người học và người dạy đạt được kết quả như mong muốn. Những giờ học hợp tác, những người học tích cực, môi trường học tập thân thiện,…sẽ mang lại hiệu quả trong giảng dạy. Nhiệm vụ của người dạy không chỉ cung cấp thông tin hay hướng dẫn thực hành. 3. Trình bày nộ...