Chuyển đến nội dung chính

VIẾT MỤC TIÊU VỀ KỸ NĂNG

Dạy nghề và học nghề gắn liền với kỹ năng và kỹ xảo. Người dạy cần có kỹ năng (và cao hơn nữa là kỹ xảo) để huấn luyện, hướng dẫn cho người học thực hành. Người học thực hành, thực tập để có được kỹ năng nghề (tay nghề).

Với bài dạy thực hành và tích hợp, người học phải thực hành. Chính vì vậy, khi viết mục tiêu cho 2 loại bài dạy này, cần phải có thành tố về kỹ năng. Và, nó cũng phải bắt đầu bằng động từ hành động, cụ thể.

1. Ở mức độ đầu tiên khi thực hành, người học bắt chước, thực hành lại theo quy trình mà người dạy đã cung cấp, đã thao tác mẫu. Các động từ có thể dùng khi viết mục tiêu cho thành tố kỹ năng, ở cấp độ này là: Sao chép; Làm theo; Lập lại.

2. Khi mong muốn người học hoàn thành công việc như đã chỉ dẫn, người dạy cũng cần thiết lập mục tiêu về kỹ năng cho bài dạy / công việc. Đầu bài dạy, người dạy nêu kỳ vọng, đề ra mục tiêu và mong muốn người học đạt được. Nó thể hiện bằng các động từ: Thực hiện; Thi hành; Tái hiện lại; Làm được.

3. Nếu chỉ làm được là chưa đủ. Người học cần phải thực hiện độc lập, thực hành cá nhân. Chỉ có thực hành và trên hết là thực hành cá nhân, người học mới có được kỹ năng nghề (tay nghề). Vậy thì, động từ khi viết mục tiêu cho thành tố kỹ năng, có thể là: Làm thành thạo; Hoàn thiện; Sáng tác.

4. Có được kỹ năng đơn lẻ là tốt, nhưng chưa đủ. Để giải quyết công việc, đòi hỏi rất nhiều đến kỹ năng tổng hợp, nhiều kỹ năng khác nhau tích hợp lại. Công việc càng phức tạp, càng đòi hỏi người học phải có những kỹ năng để thích ứng và thành công. Nó có thể là: Tích hợp; Sáng tạo; Giải quyết các yêu cầu;…

5. Thời gian để dạy và học của một nghề là không nhiều và người học cũng phải học rất nhiều mô đun khác nhau. Người học thường có thể có kỹ năng ở mức độ làm được; làm đúng theo quy trình. Sau khi tốt nghiệp, hành nghề tại các doanh nghiệp, mức độ kỹ năng cũng được nâng lên thành kỹ xảo. Kỹ xảo nghề nghiệp chính là việc có thể làm thuần thục, có thể giải quyết được các công việc nhanh chóng. Những công việc đó, với người học nghề thì chưa thể giải quyết được trọn vẹn. Trình diễn; Hướng dẫn; Quản lý;…có thể được xem là những kỹ năng cao cấp. Lúc này, người học sau khi tốt nghiệp đã trở thành người tập huấn, huấn luyện, hỗ trợ cho người đi sau.

Học nghề - Không lo thất nghiệp, nếu như có được kỹ năng nghề tốt.

Vui lòng xem Video Clip tại đây:

https://www.youtube.com/watch?v=57_e87_zDWQ&t=75s

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁC THÀNH TỐ TRONG DẠY HỌC

Khi chuẩn bị dạy học, người dạy cần quan tâm đến các thành tố trong dạy học. Người dạy cần định hình, chuẩn bị các thành tố này để triển khai dạy học đạt hiệu quả. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp cũng vậy. Vậy, các thành tố đó là gì? 1. Mục tiêu: người dạy thiết lập mục tiêu dạy học, gắn kết với năng lực của người học, đảm bảo tính vừa sức, hợp lý, để người học có thể đạt được sau khi hoàn thành giờ học / bài học. Mục tiêu cần cụ thể; có thể đo lường được; khả thi; có khả năng đạt được và có giới hạn về thời gian. 2. Nội dung: đây là thành tố quan trọng trong giờ dạy. Cho dù có những thông tin bên lề, thì trọng tâm chính, nội dung chính vẫn phải có. Nội dung dạy học thuộc chương trình môn học hoặc mô đun. Sau 1 giờ học, người học phải thu nhận được những nội dung chuyên môn, liên quan đến nghề nghiệp. 3. Phương pháp dạy học: hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy học được chuyển thành hoạt động dạy học. Trọng tâm ...

THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI DẠY THỰC HÀNH

Bài dạy thực hành là bài dạy nhằm hướng dẫn người học giải quyết công việc, hình thành kỹ năng nghề (tay nghề). Để thiết kế, biên soạn bài dạy thực hành, người dạy cần lưu ý: 1. Bài dạy phải thuộc chương trình mô đun: với bài lý thuyết, nội dung thuộc chương trình môn học, thì bài thực hành, nội dung thuộc chương trình mô đun. Khi đề cập đến “mô đun”, tức là nghiêng về thực hành. Lý thuyết cho mô đun là có, nhưng không nhiều. Như vậy, mô đun ở đây là mô đun thực hành nghề, thuộc chương trình đào tạo của nghề. 2. Phù hợp với quy trình: nếu như nội dung bài dạy lý thuyết là cung cấp những thông tin, thì bài dạy thực hành phải có quy trình. Người dạy xây dựng quy trình để giải quyết 1 công việc và tất nhiên phải gắn với nội dung học tập. Một quy trình gồm nhiều bước và trong quá trình học, người học cần tuân theo quy trình để giải quyết công việc. 3. Các bước công việc logic: người dạy là người xây dựng quy trình gồm nhiều bước để giải quyết 1 công việc. Với mỗi công việc, có t...

VIẾT MỤC TIÊU VỀ THÁI ĐỘ

Cho dù là giáo án nào trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thì cũng đều phải có thành tố mục tiêu về thái độ. Những năm gần đây, thành tố “thái độ” được chuyển thành thành tố “năng lực tự chủ và trách nhiệm”. Như vậy, người dạy xây dựng mục tiêu và mong muốn người học đạt được sau buổi học / giờ học. Sau khi học xong giờ học đó, người học có được kỹ năng “mềm” nào, ngoài kỹ năng “cứng” là kỹ năng nghề nghiệp / kỹ năng chuyên môn? Để viết mục tiêu cho thành tố này cũng phải bắt đầu bằng động từ cụ thể, không chung chung. Các động từ thường dùng là: 1. Chấp nhận; Tuân thủ; Lắng nghe: như vậy, trong quá trình học tập, người học cần phải tuân thủ việc thực hiện quy trình thực hành. Bên cạnh đó, có thể là, chấp hành các quy định về vệ sinh công nghiệp; an toàn lao động; an toàn vệ sinh thực phẩm;…Kỹ năng lắng nghe cũng là kỹ năng không thể thiếu với mỗi bạn trẻ. Lắng nghe để hiểu, để làm, để thành công. 2. Phối hợp; Tán thành; Bày tỏ: trong quá trình thực hiện công việc, người học kh...