Mục tiêu của tiết dạy / giờ
dạy / bài dạy trong lĩnh vực giáo dục thường gồm 3 thành tố: Kiến thức; Kỹ năng;
Năng lực tự chủ và trách nhiệm. Khi viết mục tiêu cho thành tố kiến thức (lý
thuyết), không nên dùng những từ / cụm từ, như: Hiểu; Biết; Nắm vững; Quán triệt.
Những từ / cụm từ này rất chung chung, mơ hồ, trong khi đó, dạy nghề và học nghề
luôn gắn với hành động rõ ràng, cụ thể.
Cho nên:
1. Khi cần người học nhắc
lại thông tin, người dạy nên dùng các động từ sau để viết mục tiêu: Mô tả; Liệt
kê; Định nghĩa; Trình bày; Kể lại.
2. Khi cần diễn giải, người
dạy nên yêu cầu ở người học: Giải thích; Lựa chọn; Tóm tắt; Sắp xếp; Tổng kết.
3. Khi cần người học giải
quyết các vấn đề, người dạy nên dùng các động từ: Vận dụng; Tính toán; Chứng
minh; Phân biệt; Phát họa.
4. Khi cần nêu mối liên hệ,
người dạy nên viết mục tiêu ở thành tố kiến thức với một trong các động từ nên
bắt đầu: So sánh; Lý giải; Suy luận; Thẩm định; Kết nối.
5. Khi cần người học đánh
giá, người dạy nên lựa chọn những động từ: Khẳng định; Quyết định; Đề xuất; Dự
báo; Thẩm định.
6. Khi cần người học sáng
tạo, người dạy nên dùng các động từ sau để viết mục tiêu: Thiết lập; Xâu dựng;
Thiết kế; Sản xuất; Sửa đổi.
Trong thực tế, khi viết mục
tiêu cho thành tố kiến thức, những động từ sau thường được sử dụng:
-
Trình bày
-
Nêu
-
Liệt kê
-
Phân tích
-
Giải thích
-
Mô tả
Lý thuyết rất quan trọng
và để đánh giá được kiến thức của người học, cần phải có những yêu cầu cụ thể từ
người dạy, chứ không chỉ câu hỏi: “Em hiểu chưa?”
Vui lòng xem Video Clip tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=lWSCEc9t-E8&t=134s
Nhận xét
Đăng nhận xét